(HBĐT) - Điều kiện tự nhiên, KT-XH, đời sống của đa phần người dân còn nhiều khó khăn, hạn chế... Tuy nhiên, trong phong trào xây dựng NTM ở xã Pà Cò (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều điểm sáng.

 

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Pà Cò đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong tư duy, nhận thức và hành động, cùng chung sức tham gia xây dựng NTM của người dân. Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Xã hiện có 560 hộ dân với 2.793 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 90%. KT-XH và đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn cấp uỷ, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Chung sức xây dựng  NTM”. Nhờ vậy, sau hơn 5 năm triển khai chương trình, xã đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân hưởng ứng thực hiện các nội dung, mục tiêu NTM. Thông qua đó tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của nhân dân, nhất là vận động nhân dân tham gia, tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các phong trào thi đua lao động sản xuất; đóng góp ngày công lao động, hiến đất, hoán đổi đất trong các công trình theo tiêu chí xây dựng NTM.

 

Được sự đầu tư của Nhà nước và sự tham gia của người dân địa phương trong phong trào xã hội hoá giáo dục, Pà Cò đã cơ bản hoàn thành tiêu chí về giáo dục trong xây dựng NTM. (ảnh: trường mầm non Pà Cò đã huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%)

 

Điển hình như việc tuyên truyền, vận động các gia đình, dòng họ ký cam kết không để con em bỏ học... Nhờ vậy, đến nay, 100% trẻ em trong độ tuổi ở xã Pà Cò đều được đến trường, kể cả những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua tuyên truyền, vận động đã có nhiều gia đình ở Pà Cò tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học và các công trình hạ tầng xã hội như gia đình ông Tràng A Pủa, xóm Xà Lĩnh đã hiến 195 m2 đất; gia đình ông Mùa A Chếnh hiến 81 m2 đất; gia đình ông Mùa A Pua ở xóm Pà Háng Lớn hiến 110 m2 đất để xây dựng phòng học, làm sân chơi. Ngoài ra còn có gia đình ông Sùng A Giống, xóm Pà Háng hỗ trợ 35 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn; gia đình ông Tràng A Khai hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng tường bao chi trường tiểu học Xà Lĩnh; gia đình ông Mùa A Tồng ở Pà Háng Lớn hỗ trợ san nền, mua đá, xi măng xây dựng chi trường mầm non với tổng trị giá gần 40 triệu đồng.

 

Trong phát triển kinh tế, ở xã Pà Cò cũng đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao như chăn nuôi trâu, bò, lợn bản địa. Từ đó đã xuất hiện nhiều hộ làm kinh tế giỏi như gia đình Sùng A Sớ ở xóm Xà Lĩnh 1, bình quân mỗi vụ ngô thu trên 50 tấn, ngoài ra đã phát triển đàn trâu, bò lên 34 con; gia đình Mùa A Chăng, xóm Xà Lĩnh 1 có đàn bò trên 80 con... Qua bình xét, hàng năm, Pà Cò có trên 80 hộ dân được công nhận sản xuất - kinh doanh giỏi.

 

Mặc dù vậy, nói như đồng chí Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò, đến nay, phong trào xây dựng NTM ở xã Pà Cò vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Trong đó, cái khó nhất đó là hầu như không thể huy động và phát huy nguồn nội lực của nhân dân để tham gia đóng góp vào phong trào xây dựng NTM. Do vậy, hầu như các công trình hạ tầng xã hội ở xã Pà Cò đều phải trông chờ vào nguồn lực, sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước. Điều này xuất phát từ nguyên nhân KT-XH hạn chế; đời sống đại bộ phận người dân còn khó khăn. Bên cạnh đó, những khó khăn về điều kiện tự nhiên đã tác động đến việc quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Do vậy, tính đến hết tháng 9/2016, xã Pà Cò mới đạt được 8 tiêu chí trong xây dựng NTM.

 

                                                                            

                                                               Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục