Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.



Nông dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đầu tư trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế.

Từ đó, nhận thức của nông dân được nâng lên, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong sản xuất, kinh doanh; thực hiện liên kết, hợp tác mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Huyện đã xây dựng 2 cửa hàng nông sản an toàn, tích cực giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương để cung ứng, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, hữu cơ, OCOP. Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn, giai đoạn 2021 - 2023 doanh số bán hàng đạt 1,6 tỷ đồng. Hiện huyện quản lý và phát triển 5 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu; có 78 cơ sở đã được cấp sử dụng nhãn hiệu; quản lý, phát triển 21 sản phẩm OCOP, gồm 6 sản phẩm 4 sao, 15 sản phẩm 3 sao.

Đến nay, toàn huyện thực hiện dồn điền, đổi thửa được 620 ha, đây là tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa. Tỷ lệ diện tích sản xuất trồng trọt được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) hoặc hữu cơ đạt 8%. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP đạt 6,5%. Huyện có 43 hợp tác xã; 32 tổ hợp tác; 9 mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp; 36 tổ hội nông dân nghề nghiệp. Các mô hình duy trì hoạt động hiệu quả, hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Giai đoạn 2021 - 2023, huyện tổ chức 12 lớp đào tạo nghề cho 600 lao động nông thôn với các nghề: may công nghiệp, hàn điện, điện tử, quản trị mạng, trồng rau an toàn, chăn nuôi gà, lợn… nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55,39%; giải quyết việc làm mới cho 3.500 lao động. Tổ chức 85 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân với 3.500 học viên tham gia. Nhiều mô hình phát triển kinh tế điển hình tiên tiến được nhân rộng.

Việc triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả Đề án số 01 đã thúc đẩy phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 7.093 triệu đồng; 10/10 cơ sở Hội Nông dân xã, thị trấn có dự án vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, tỉnh, huyện để hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ngoài ra, vốn tín dụng cho hội viên nông dân vay đạt dư nợ 231.880 triệu đồng, trong đó, dư nợ Ngân hàng NN&PTNT 114.645 triệu đồng; Ngân hàng Liên Việt chi nhánh Lạc Thuỷ 1.065 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 116.170 triệu đồng. Nguồn vốn vay góp phần giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèotrở thành hộ khá, giàu, nâng caođời sống.

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, các chương trình, đề án của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội Nông dân, hướng mạnh về cơ sở. Tập trung rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, thúc đẩy phát triển theo hướng sản xuất ngành hàng và yêu cầu thị trường; vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị và khả năng cạnh tranh cao. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, vốn tín dụng, nguồn lực của địa phương, nhân dân đóng góp để xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Huyện cũng đề xuất UBND tỉnh tăng kinh phí hỗ trợ hàng năm và có cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP.


Hải Linh

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục