(HBĐT) - Cơ duyên với quả chanh leo tím của ông Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) bắt nguồn từ chuyến gặp gỡ một người bạn đã thành công với mô hình này tại huyện Yên Thuỷ. Qua tìm hiểu một số mô hình chanh leo tím đã được trồng thành công ở Nghệ An, Mộc Châu (Sơn La), với ý chí và quyết tâm cao của bản thân, ông Sương đã trồng thử nghiệm 10 ha vào đầu năm nay và hiện đang cho thu hoạch.

 

Vườn chanh leo tím rộng 10 ha của ông Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) đã bắt đầu cho thu hoạch từ đầu tháng 10. Dự kiến hết năm nay thu được  60 -70 tấn quả,  trị giá khoảng  500 triệu đồng.

 

Ông  Sương hiện là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đại Sương. Sau những chuyến thăm quan mô hình ở nhiều nơi, ông cùng với anh Vũ Văn Doanh là Giám đốc Công ty TNHH MTV Đại Doanh cùng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã phối hợp thực hiện ý tưởng làm giàu từ mô hình này. Chanh leo tím của ông được trồng trên đồi đất cao thuộc bưa Pà ò, xóm Nà Lốc. Đây là loại chanh ghép giữa chanh leo vàng của Việt Nam và giống chanh leo tím của Đài Loan vị chua thanh, rất ngon.

 

Chia sẻ về những khó khăn ban đầu khi bắt tay vào làm, ông Sương cho biết: “Ban đầu, vấn đề kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng do chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, giao thông cũng là nỗi trăn trở không nhỏ khi đường lên khu sản xuất là đường đất dốc, gồ ghề, nhỏ hẹp dài khoảng 2 km. Với số vốn ban đầu 1,2 tỷ đồng nên chỉ có thể dừng lại ở 10 ha trồng thử nghiệm”.

 

Với nỗ lực cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm, ông Sương từng bước khắc phục khó khăn để đạt được thành công. ông mời chuyên gia nông nghiệp ở Hà Nội về để tư vấn, truyền đạt kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc theo đúng quy trình. Bước đầu nhận thấy giống chanh leo này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở xã Đồng Chum. ông đã chú trọng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, từ làm giàn đến làm sạch nền đất, đào hố, hạ giống, bón phân, tưới nước. Để đảm bảo chất lượng chanh leo là hoa quả sạch, ông không sử dụng thuốc trừ cỏ để phun trên diện tích đất gieo trồng. Trước khó khăn về đường giao thông, năm 2008, ông đã đầu tư hơn 80 triệu đồng thuê máy san ủi đường để ô tô chuyên dụng có thể di chuyển được. Vấn đề giao thông tuy đã cơ bản được khắc phục, song rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước giúp cứng hoá đường lên các khu sản xuất ở đây để thuận tiện cho người dân phát triển sản xuất.

 

Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra luôn là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu. quả chanh leo tím bắt đầu cho thu hoạch từ đầu tháng 10 đến nay đã xuất được gần 10 tấn với giá 7.000 đồng/kg cho tập đoàn Nafoods, doanh nghiệp đăng ký mua sản phẩm của ông Sương. Bên cạnh đó, ông cũng kết hợp bán lẻ ở một số thị trường xã như xã Đồng Chum, thị trấn Đà Bắc, thành phố Hoà Bình… với giá 15 – 20.000 đồng/kg. Để sản phẩm có thể dứng vững trên thị trường, ông chú trọng khâu bảo quản bằng cách đóng sản phẩm vào hộp, thùng xốp giao hàng trong vòng 24 h. Dự kiến hết năm nay, với 10 ha gieo trồng cho thu hoạch khoảng 60 – 70 tấn quả, giúp ông thu về từ 450 – 500 triệu đồng. Vườn chanh leo của ông cũng đang tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức thu nhập từ 3,5 – 4 triệu đồng/tháng. Theo ông Sương, nếu thị trường ổn định như hiện nay, ông sẽ nhân rộng sản phẩm trên toàn xã trong thời gian tới.

 

Đồng chí Xa Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: “Hiện có nhiều điểm trong xã phù hợp với việc trồng chanh leo tím như xóm Ca Lông với hơn 100 ha, xóm Cỏ Phụng (bưa Kho Mít) với gần 80 ha và xóm Nhạp với 150 ha. Thời gian tới, chính quyền xã cùng với ông Sương nghiên cứu thị trường tiêu thụ ổn định để làm nền tảng cho việc nhân rộng diện tích gieo trồng chanh leo tím ở xã, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân”.

 

 

                                                                      Thanh Sơn

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục