(HBĐT) - Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) là xã nằm ở vùng hạ lưu sông Đà. Xưa kia xã có tên gọi Túy Cổ Thượng - là một thôn của xã Lạc Song, thuộc tổng Tinh Nhuệ, huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây được tách ra nhập vào tổng Hòa Bình, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 18/3/1891. Từ buổi khai thiên lập địa, Túy Cổ Thượng cùng các xã khác như Mại Thôn, Túy Cổ Hạ… đã trở thành căn cứ của nghĩa quân Hai Bà Trưng.

 

Nhân dân xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tham gia lao động kiên cố hóa mương nội đồng.

 

Vùng đất giàu truyền thống cách mạng

 

Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, Đốc Ngữ lấy vùng hạ lưu sông Đà từ Trung Minh qua Tuý Cổ Thượng tới Sơn Tây để lập căn cứ chống Pháp. Nhân dân Tuý Cổ Thượng cùng với nhân dân các dân tộc của huyện tích cực ủng hộ cho nghĩa quân Đốc Ngữ với chiến công lớn là trận đánh chiếm tỉnh lỵ chợ Bờ ngày 29/1/1891. Tinh thần ấy lại được khơi dậy mạnh mẽ khi tham gia cuộc khởi nghĩa do Tổng Kiêm và Đốc Bang lãnh đạo (1909-1910).

 

Dưới chế độ phong kiến lang đạo và thực dân, nhân dân Túy Cổ Thượng bị áp bức bóc lột, đời sống vật chất vô cùng cực khổ. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cả xã chỉ có vài người biết chữ.

 

Từ trong tăm tối, nghèo khổ, khát vọng được giải phóng khỏi thân phận nô lệ của người dân Tuý Cổ Thượng trở nên mãnh liệt. Chính vì lẽ đó, khi có Đảng ra đời, chủ trương, đường lối của Đảng đến với dân, nhân dân Tuý Cổ Thượng nhanh chóng giác ngộ, một lòng đi theo Đảng. Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dưỡi sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân xã Tuý Cổ Thượng xưa - xã Hợp Thịnh nay đã kiên cường, anh dũng vừa sản xuất vừa chiến đấu, đóng góp sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi của kháng chiến, cách mạng. Nhân dân và LLVT xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” thời kỳ chống Pháp.

 

Sức sống mới trên vùng đất cổ

 

Địa hình xã Hợp Thịnh thuộc vùng thấp, nằm uốn lượn theo dòng sông Đà nên xưa kia, nước lũ thường tràn ngập khắp vùng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Lụt lớn nhất vào tháng 7, tháng 8, nạn đói diễn ra từ 3 - 5 tháng một năm. ông Nguyễn Thanh Xuân, NCT ở xóm Tôm nhớ lại: Khi chưa có đập thủy điện Hoà Bình, mỗi khi mùa lũ về cả vùng ngập trong mênh mông nước. Các xóm trở thành các đảo nhỏ cách biệt. Những cây cầu khỉ, cầu tre là huyết mạch giao thông mùa lũ, nhà nào cũng có thuyền để đi lại. Ngập lụt tàn phá mùa màng, nhà cửa nhưng khi nước rút, phù sa dần được bồi đắp tạo nên một vùng bãi bồi bằng phẳng, dải đất ven sông ấy lại trở thành “đất ngọt” cho sản xuất nông nghiệp. Xã được phân chia thành 2 vùng khá rõ rệt. Đằng sông thường trồng các loại cây màu, mía, ngô, sắn, đậu, đỗ… Đằng đồng thường trồng lúa chiêm, mùa, nuôi gia súc, gia cầm…

 

Đứng trong khuôn viên trụ sở xã khang trang, rộng rãi, ông Nguyễn Thanh Xuân phấn khởi: Xã Hợp Thịnh bây giờ đổi thay nhiều lắm, so với trước kia đổi mới hoàn toàn. Đây là thành quả, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đặc biệt là hưởng ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

 

Vùng quê nông thôn mới

 

Được chọn đơn vị làm điểm của tỉnh trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, Hợp Thịnh đã cán đích thành công. Đồng chí Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã cho biết: Triển khai thực hiện Chương trình, xã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ về xây dựng NTM. Từ đó, nhân dân tự nguyện hiến đất ở, đất nông nghiệp để mở rộng đường GTNT, giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi của xã; đóng góp tiền của, công lao động chỉnh trang nhà ở, KDC, cải tạo vườn tạp xanh, ngõ xóm sạch đẹp, văn minh. Sau 5 năm, diện mạo nông thôn có sự đổi thay đáng kể, đời sống kinh tế từng bước được nâng lên, tình hình ANCT luôn ổn định và giữ vững.

 

Hưởng ứng Chương trình, nhân dân xã Hợp Thịnh tích cực phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Trong 5 năm qua, toàn xã đã huy động nguồn lực trên 97 tỷ đồng xây dựng NTM. Cùng với nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác, nhân dân đầu tư chỉnh trang nhà cửa, phát triển kinh tế trên 54 tỉ đồng, đóng góp tiền và ngày công trị giá trên 1,9 tỉ đồng, có 10 tập thể và 18 cá nhân hiến 6.869,35 m2 đất trị giá trên 1,4 tỉ đồng. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 18 triệu đồng, đến hết năm 2015 tăng lên 28 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,7% còn 1,2%; trên 92% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn; trên 97% lao động có việc làm thường xuyên; trên 78% người dân tham gia BHYT; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới; trên 96% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh...

 

 

 

                                                                                  Thu Hà

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục