(HBĐT) - Lạc Hưng là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 49%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm. Do đó, nguồn vốn chính sách đến tay bà con có thể coi là tiền đề xóa đói - giảm nghèo cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Vốn của NHCSXH có tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của xã, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo.

 

Năm 2014, gia đình chị Đinh Thị Mỹ ở xóm Bông Bạc, xã Lạc Hưng được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo của NHCSXH đầu tư nuôi 20 con dê. Có vốn cùng sự cần cù, chịu khó, biết áp dụng KH-KT vào sản xuất, đến nay, gia đình chị đã tạo dựng được hướng đi trong phát triển kinh tế. Ngoài nuôi dê, gia đình chị còn trồng rừng và làm nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực. Mới đây, chị vay thêm 50 triệu đồng đầu tư mua bò với mong muốn thoát nghèo bền vững.

 

Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Yên Thủy giao dịch định kỳ tại xã Lạc Hưng.

Chủ tịch UBND xã Lạc Hưng Bùi Văn Hồng cho biết: Xác định nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ là cơ hội thuận lợi giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi. Cùng với đó, NHCSXH huyện đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó, đáng kể là cải tiến thủ tục vay vốn ưu đãi và phối hợp với các hội, đoàn thể giúp đồng vốn được giải ngân đúng đối tượng, nhanh chóng, thuận lợi. Nhiều gia đình có cơ hội phát triển SX-KD, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Hiện, xã Lạc Hưng thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 6,8 tỷ đồng với 8 tổ TK&VV, quản lý trên 200 hộ vay vốn. Có thể khẳng định, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đã và đang trở thành động lực giúp bà con có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nâng cao cuộc sống. Các hộ được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách cơ bản sử dụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả. Đây là một trong những kênh tín dụng giúp sức đắc lực cho xã về việc giảm nghèo và tạo cơ hội cho người dân có điều kiện phát huy, khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.

Trong thời gian tới, xã tiếp tục khai thác các nguồn vốn, chú trọng hướng dẫn sử dụng vốn tín dụng chính sách chặt chẽ, có hiệu quả, kết hợp cho vay vốn với dạy nghề, chuyển giao KH-KT, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế hộ, tăng cường đào tạo nghề cho nông dân. Duy trì phong trào giúp nhau trong sản xuất, đời sống, vượt lên những khó khăn, thách thức để ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức Hội nhận ủy thác tiếp tục đổi mới cách làm, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các tổ chức Hội về nhiệm vụ ủy thác; gắn kết vai trò, trách nhiệm của cán bộ Hội với ban xóa đói - giảm nghèo xã, ban quản lý tổ TK&VV.

 

                                                                                  Hải Linh

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục