(HBĐT - Đi qua địa phận huyện Cao Phong những ngày này, chúng ta sẽ được chứng kiến không khí hối hả của người dân trên những sườn đồi thu hoạch cam. Dọc 2 bên đường, xe khách, xe tải tấp nập bốc cam. Từ đó, cam Cao Phong theo những chuyến xe Bắc - Nam đi khắp mọi miền Tổ quốc.

 

 

Cam Cao Phong là đặc sản được nhiều người lựa chọn làm quà biếu gửi đi các tỉnh, thành phố khắp cả nước.

 

Ngày 5/11/2014, Cục sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Từ đó đến nay, thương hiệu cam Cao Phong đã khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong nước. Cam Cao Phong đi vào các siêu thị lớn như BigC, Metro và hầu hết các tỉnh, thành. Hiện nay, toàn huyện Cao Phong có 2.100 ha cây có múi, chủ yếu là cam, quýt. Đến nay có 900 ha bước vào thời kỳ kinh doanh. Vụ cam năm 2016 sản lượng ước tính đạt 23.000 tấn. Các giống cam chủ yếu là: lòng vàng, Mát, Xã Đoài, đường Canh, V2.

 

Cách đây khoảng 5 năm, số lượng xe khách đi qua huyện Cao Phong đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam trung bình chỉ khoảng vài ba chuyến/ngày. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến xe vào miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên chạy qua địa phận huyện Cao Phong. Ngoài ra, số tuyến xe đi các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng… đều tăng. Mỗi ngày, các tuyến xe khách này chạy khoảng 3 chuyến đi qua địa phận huyện Cao Phong đến các tỉnh. Riêng đi Hà Nội, một ngày có vài chục chuyến. Tính nguyên huyện Cao Phong có 2 nhà xe là Hồng Mai và Anh Hậu, mỗi xe chạy 2 chuyến/ngày đi Hà Nội. Được biết, với số chuyến đi liên tục như vậy, lúc nào 2 nhà xe cũng vận chuyển số lượng cam lớn, có những lúc chủ xe không dám nhận khách đặt chở hàng vì đã đủ trọng   tải, chủ yếu là người dân Cao Phong gửi cam xuống bến xe Mỹ Đình khách hàng. Ngoài ra, tại huyện Cao Phong, nhiều gia đình cũng mua xe tải nhận chở cam đi Hà Nội và các tỉnh.

 

Anh Nguyễn Văn Hậu, chủ nhà xe Anh Hậu, thị trấn Cao Phong cho biết: Từ năm 2013 đến nay, số lượng người dân gửi cam vận chuyển bằng xe khách tăng  theo các năm. Trung bình vào ngày thường ít khách đi xe, tôi nhận chở cam cho người dân, giá 100.000 đồng/1 tạ; thời gian vận chuyển nhanh, chỉ sau 3h xuất bến là về đến bến Mỹ Đình nên người dân tin tưởng gửi cam thường xuyên. Vào mùng 1, hôm rằm, tôi phải bốc hàng từ 4h sáng, nhiều hôm không dám nhận đơn hàng vì chỉ được chở đúng trọng tải cho phép”.

 

Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều chuyến xe khách đi qua Cao Phong như vậy. Một trong những lý do đó là nhu cầu vận chuyển cam của người dân nơi đây ngày càng tăng. Hầu hết người dân Cao Phong đều muốn quảng bá thương hiệu cam Cao Phong đến với mọi người trong nước, trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, viber mọi người đều đăng bán cam Cao Phong và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách thập phương. Từ sự kết bạn trên mạng xã hội đến những mối quan hệ bạn bè thân thiết, cam Cao Phong được người dân nơi đây gửi theo những chuyến xe đi khắp mọi miền. Diện tích trồng cam của huyện Cao Phong ngày càng tăng, sản lượng cam tăng nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, giá cam Cao Phong vẫn giữ được mức giá ổn định. Theo khảo sát của chúng tôi, giá cam lòng vàng đầu mùa năm 2016 bán tại vườn, cắt cuống cây ở mức 25.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các sạp cam dọc tuyến QL6 chạy qua địa phận Cao Phong dao động từ 30-33.000 đồng/kg.

 

Chị Nguyễn Thị Tư, một chủ sạp cam tại chợ Bóp chia sẻ: “Tôi bán cam tại chợ Bóp đã hơn 5 năm. 2 năm trở lại đây, tôi rất vui vì thị trường cam Cao Phong được mở rộng. Khách ở  miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên rất ưa chuộng cam Cao Phong. Hiện nay, không tính số lượng cam gửi đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, mỗi ngày tôi gửi cam vào các tỉnh miền trong khoảng 5 tạ, chủ yếu đi các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Kom Tum… Cam Cao Phong nhận được sự tin tưởng của khách thập phương, người dân rất vui. Người trồng cam không lo mất giá, còn thương lái như chúng tôi cũng buôn bán thuận lợi”.

 

 

                                                                        Thu Thủy

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục