(HBĐT) - Chiều 13/2, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đã làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh về hoạt động của Hiệp hội DN và tình hình thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ vễ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

 

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh có 3 tổ chức hội bao gồm Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội Du lịch và 11 tổ chức hội trực thuộc tại các huyện, thành phố với hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia. Hiệp Hội DN đề nghị VCCI có ý kiến với UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, định hướng cho doanh nghiệp phát huy nội lực khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp khởi nghiệp, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.

 

 

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

 

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của UBND tỉnh, Hiệp Hội DN tỉnh trong thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ. Năm 2016, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo quyền lợi chính đáng của hội viên, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó cho sản xuất kinh doanh; duy trì chương trình “Cafe doanh nhân” bước đầu mang lại hiệu quả, tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại, đóng góp ý kiến với Phòng TM&CN Việt Nam. Năm qua, tạo sự thay đổi sự chuyển động, xây dựng Chính phủ kiến tạo hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu không hình sự hóa quan hệ dân sự, không thanh tra, kiểm tra chồng chéo, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Chia sẻ những thách thức đặt ra đối với cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: VCCI kiên định lấy ý kiến của doanh nghiệp báo cáo Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. VCCI kiên định lấy ý kiến của các Hiệp hội DN, nhất là việc đánh giá về chất lượng cán bộ, công chức trong việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 35 của Chính phủ. Hiệp hội DN tỉnh cần tiếp tục ghi nhận ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp làm cơ sở để tổng hợp báo cáo Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Hiệp hội DN cần tham khảo áp dụng mô hình hiệu quả thành lập BCĐ do người đứng đầu cấp ủy, chính quyền làm trưởng BCĐ quyết liệt triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tổ chức xúc tiến đầu tư, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Trong đó, phải tạo ra sự chuyển động, truyền lửa của Chính phủ về các địa phương, nhất là cán bộ, công chức, những người thường xuyên tiếp xúc đến hoạt động của người dân. Và cần có cơ chế giám sát, kiểm soát trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, tạo sức nóng truyền lửa cải cách đến hành động của cán bộ, công chức, tạo môi trường kinh doanh hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bản thân của doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện và nâng cao năng lực để hội nhập. Nỗ lực tái cấu trúc để vượt lên khó khăn trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và khốc liệt hiện nay.

 

 

                                                                         LC

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khai trương cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn

(HBĐT) - Kể từ ngày 23/1/2017, huyện Lạc Thủy chính thức khai trương cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Toàn tỉnh có 74 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN & PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh có 74 cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô lớn (trong đó có 5 cơ sở đang trong quá trình xây dựng chưa đi vào hoạt động). Tổng diện tích đất các cơ sở chăn nuôi sử dụng khoảng 458,3 ha (cơ sở có diện tích lớn nhất 150 ha và ít nhất 0,02 ha, bình quân 6,1 ha/ 1 cơ sở chăn nuôi). Các cơ sở chăn nuôi tạo việc làm cho 421 lao động địa phương. Bình quân mỗi cơ sở tạo việc làm cho 6 lao động.

UBND tỉnh đánh giá tình hình KT-XH đầu năm 2017

(HBĐT) - Sáng 10/2, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 2, đánh giá tình hình KT-XH tháng 1/2017; thảo luận và cho ý kiến về các tờ trình, đề án quan trọng của tỉnh.

Huyện Cao Phong trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap

(HBĐT) - Cam là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế cao ở huyện Cao Phong. Với việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong (năm 2014) và cam Cao Phong được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư “Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5” năm 2016 đã tạo bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong, đưa sản phẩm này chinh phục thị trường. Cao Phong đang nhân rộng mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, tạo sự phát triển ổn định và bền vững.

Huyện Lạc Thủy đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ chiêm - xuân

(HBĐT) - Về đồng đất huyện Lạc Thủy những ngày này, khí thế sản xuất vụ chiêm - xuân đang ở thời điểm sôi động nhất kể từ đầu vụ. Việc làm đất cấy lúa, trồng màu đã hoàn tất, nông dân nô nức xuống đồng.

Thành lập mới 10 tổ hợp tác

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất. Huyện đã thành lập mới 10 tổ hợp tác, duy trì, mở rộng và phát triển các nhóm, hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ tại các xã: Thành Lập, Cư Yên, Hợp Hòa, Cao Răm, Nhuận Trạch, thị trấn, Hòa Sơn gồm 13 nhóm và 1 hợp tác xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục