(HBĐT) - Năm 2016, Tổng hội NN & PTNT Việt Nam công bố các thương hiệu, sản phẩm được bình chọn “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” sau gần 4 tháng bình chọn nghiêm túc trên 63 tỉnh, thành phố. Ban tổ chức đã khảo sát, bình chọn ngẫu nhiên với hơn 650 sản phẩm nông nghiệp của tất cả các vùng, miền trên cả nước, trong đó có 378 sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao... Lần đầu tiên có sản phẩm tham dự, rau hữu cơ huyện Lương Sơn là một trong 79 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt được vinh danh Vàng.

 

Nhóm rau thôn Đồng Chúi, xã Tân Vinh (Lương Sơn) sản xuất theo quy trình hữu cơ an toàn, tạo nguồn thu và thị trường ổn định.

 

Bà Phùng Thị Lan, Trưởng liên nhóm sản xuất rau hữu cơ huyện chia sẻ: Đó là ghi nhận cho những nỗ lực và thành quả mà liên nhóm hữu cơ đạt được kể từ năm 2010 đến nay. Bà con nông dân từ chỗ tập huấn, làm quen với phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ đến thuần thục thực hành và trở thành thành viên nhóm làm rau hữu cơ có nghề. Thương hiệu Vàng cũng là nguồn động viên, khích lệ, khẳng định niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của nhóm. Trong quá trình sản xuất, từ chỗ làm theo mô hình với diện tích canh tác ban đầu khoảng 4 ha, đến nay, tổng diện tích đạt gần 10 ha với 11 nhóm ở thị trấn Lương Sơn và các   xã: Hợp Hòa, Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Tân Thành…   

 

Chị Hoàng Thị Duyên, thành viên nhóm rau hữu cơ xã Hợp Hòa tâm sự: Chọn hướng sản xuất rau hữu cơ, nông dân đã sẵn sàng chấp nhận vất vả. Không kể đêm, ngày, công việc ngoài cánh đồng rau đòi hỏi phải chuyên cần, ngày dậy sớm tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu, tối đến nhiều hôm chị em gọi nhau nhặt ốc sên đến phá. Bà con cũng tuyệt đối không dùng thuốc hóa học trong sản xuất mà tự chế ra chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại bằng hỗn hợp gừng, ớt… chiết xuất tự nhiên. Nhờ tuân thủ phương pháp canh tác này, hoạt động sản xuất của liên nhóm rau hữu cơ Lương Sơn mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ cung ứng cho thị trường sản phẩm ATTP sạch, có lợi cho cộng đồng mà bản thân người sản xuất cũng được bảo vệ sức khỏe. Thêm vào đó, sản xuất rau hữu cơ còn củng cố các chu kỳ sinh học, bảo vệ môi trường trong sạch, cân bằng hệ sinh thái động, thực vật, cải tạo độ phì nhiêu của đất, tăng thu nhập cho người sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời giữ lại được nguồn gen quý của các loại cây, con.

 

Sản phẩm của liên nhóm hữu cơ Lương Sơn đã được người tiêu dùng đón nhận tích cực và hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Các loại sản phẩm đa dạng gồm rau – củ - quả theo phương châm mùa nào, thức nấy. Hiện tại, ngoài 3 địa chỉ tiêu thụ chính tại Hà Nội gồm Công ty VinaGap, Tâm Đạt, Tràng An, liên nhóm mở cửa hàng cung cấp rau hữu cơ tại thị trấn Lương Sơn. ông Phùng Minh Thuần, phụ trách quản lý chất lượng, Công ty TNHH VinaGap cho biết: Đã nhiều năm, Công ty ký hợp đồng tiêu thụ rau hữu cơ của liên nhóm này. Công ty đánh giá sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm rau hữu cơ của Lương Sơn tại thị trường Hà Nội. 

 

Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 2014, tổng sản lượng rau hữu cơ đạt 63, 9 tấn, giá trị đạt được 900 triệu đồng. Năm 2015, tổng sản lượng rau hữu cơ đạt gần 88 tấn, giá trị đạt trên 1, 3 tỷ đồng. Đến năm 2016, diện tích rau hữu cơ được mở rộng 11,5 ha, nâng tổng diện tích rau toàn huyện lên 22 ha, tổng sản lượng 226 tấn, giá trị đạt được gần 3, 4 tỷ đồng. Cùng với thương hiệu Vàng sản phẩm chất lượng, nông dân khi tham gia hoạt động tổ, nhóm sản xuất sản phẩm hữu cơ có thêm những cơ hội mới như tham gia hội chợ, các buổi gặp gỡ, trao đổi, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nông dân cùng sở thích sản xuất hữu cơ các vùng miền khác nhau. Sản phẩm của họ trở thành niềm tự hào khi tham gia vào gia đình PGS IFOAM.

            

 

                                                                  Thu Hằng

  

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục