(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế tự nhiên, một số hộ dân xóm Thăm và xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) sinh sống ở khu vực ven lòng hồ sông Đà đã chuyển hướng phát triển nghề nuôi cá lồng. Sau hơn 2 năm nuôi thí điểm, mô hình nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập khá cho người dân và là hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại xã.

 

Đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa cho biết: Toàn xã có 505 hộ, 2.347 nhân khẩu thuộc 6 xóm. Là xã thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với địa hình tự nhiên đa phần là đồi núi cao, diện tích đất sản xuất chỉ có 342 ha, chiếm 9,6% tổng diện tích toàn xã. Các mô hình chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, các trục đường giao thông chưa được bê tông hóa, chủ yếu là đường đất cản trở việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Hệ thống thủy lợi chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, do đó không đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, sản xuất của người dân. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp của xã hiệu quả kinh tế không cao. Ngoài ra, trên địa bàn xã chưa có các doanh nghiệp, chưa phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy đời sống người dân xã Trung Hòa còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 11 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%.  

 

 

Hộ gia đình ông Đinh Công Đỉnh ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) nuôi thử nghiệm cá trắm cỏ, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Trước thực tế đó, một số hộ dân xóm Ong và xóm Thăm sinh sống ở khu vực ven lòng hồ sông Đà đã tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có  để phát triển nghề nuôi cá lồng. Với diện tích mặt hồ rộng trên 80 ha là điều kiện lý tưởng để nuôi thủy sản. Theo thống kê, trên địa bàn xóm Ong và xóm Thăm hiện có trên 60 hộ phát triển nuôi cá lồng với trên 140 lồng cá các loại. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường, các hộ dân nuôi các loại cá: trắm đen, trắm trắng, lăng, rô phi… Trung bình mỗi lồng cá cho thu nhập từ 5- 7 triệu đồng, Một vài hộ nhiều vốn đầu tư giống có thể thu được trên 10 triệu đồng/lồng. Hiện nay, các hộ dân thuộc 2 xóm đã phát triển nuôi từ 3- 4 lồng cá, một số hộ tiêu biểu  phát triển đến 10 lồng cá.

 

Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Công Đỉnh ở xóm Ong, một trong những gia đình tiêu biểu phát triển nghề nuôi cá lồng. ông Đỉnh cho biết: “Bắt tay vào nuôi cá lồng từ năm 2013, đến nay, gia đình tôi đã nhân rộng quy mô lên 10 lồng với nhiều giống cá như trắm trắng, trê lai, chép… Năm 2016, gia đình tôi xuất ra thị trường khoảng 5 tạ cá các loại, trong đó, cá trắm trắng có giá 70.000 đồng/kg, chép 60.000 đồng/kg. Với thị trường tiêu thụ ổn định, năm vừa qua, gia đình tôi thu trên 40 triệu đồng từ nuôi cá lồng, so với trước đây làm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế gấp 4 lần.

 

Đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Để duy trì và phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng, chính quyền xã mong muốn Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho người dân đầu tư hệ thống lồng bè và nhân rộng quy mô sản xuất. Mong muốn ban, ngành liên quan phối hợp tổ chức các buổi tập huấn giúp người dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, xã sẽ huy động các nguồn lực đầu tư các tuyến đường giao thông để thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Qua đó tạo điều kiện giúp các hộ dân phát triển mô hình nuôi cá lồng, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống”.

 

 

                                                                                   Đức Anh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục