(HBĐT) - Những ngày vừa qua, lực lượng liên ngành gồm: Cục Thuế tỉnh, Chi cục Đo lường chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường phối hợp đồng loạt triển khai trên toàn tỉnh dán tem chống gian lận xăng, dầu. Việc dán tem những ngày đầu được các doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn phối hợp và tạo điều kiện khá thuận lợi. Doanh nghiệp, người dân trong tỉnh cũng đồng tình với chủ trương dán tem của lực lượng liên ngành.

Lực lượng liên ngành tỉnh dán tem xăng, dầu tại cửa hàng xăng dầu số 11 - TP Hoà Bình.

Trong những ngày cuối tháng 3, mở đầu cho đợt dán tem trên toàn tỉnh, lực lượng liên ngành đã triển khai dán tem tại khu vực thành phố Hoà Bình với 26 cơ sở bán lẻ xăng, dầu. Để đảm bảo thời gian, lực lượng liên ngành đã chia làm hai đoàn nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Tại các điểm bán xăng, dầu, các cơ sở đều phối hợp khá tích cực và đồng lòng với chủ trương dán tem chống gian lận của lực lượng liên ngành.  

Cửa hàng xăng dầu số 11  (đường Trần Hưng Đạo) thuộc Chi nhánh Xăng dầu Hoà Bình là 1 trong những cửa hàng bán xăng, dầu nhiều nhất do nằm tại trung tâm thành phố Hoà Bình. Tại đây, chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, lực lượng chức năng đã hoàn tất việc dán tem niêm phong đồng hồ tổng toàn bộ cột đo xăng dầu.  

Tại cửa hàng xăng dầu Thành Long, bờ trái sông Đà, đại diện doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp rất đồng tình với việc dán tem tại các cây bơm xăng, dầu. Một mặt tạo thêm niềm tin với khách hàng, ngoài ra, còn đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là trong nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước. 

Theo đại diện Chi cục Đo lường chất lượng, việc triển khai dán tem được lực lượng liên ngành tỉnh ta thực hiện tại các cây xăng, dầu trên toàn tỉnh nằm trong lộ trình thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” của UBND tỉnh ban hành cuối năm 2016. 

Về phía Cục Thuế tỉnh, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng cho biết: Việc dán tem tại các cột bơm xăng, dầu đã được triển khai tại các tỉnh, thành phố khác từ năm 2016. Đối với tỉnh ta thực hiện tại thành phố Hoà Bình đầu tiên (trong 2 ngày 29 - 30/3). Sau đó, các tổ liên ngành sẽ triển khai đồng loạt tới các huyện còn lại trong tổng số 151 doanh nghiệp với 470 cây bơm xăng. Phấn đấu trong tháng 4, lực lượng chức năng sẽ hoàn thành việc dán tem chống gian lận xăng dầu  trên toàn tỉnh.  

Hoạt động dán tem niêm phong đối với đồng hồ tổng trên các phương tiện đo xăng, dầu tại các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 3253/QĐ-UBND ký ngày 23/12/2016 do UBND tỉnh ban hành kèm theo Đề án “Tăng cường quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”.

Việc chủ động triển khai niêm phong kẹp chì đối với công tơ tổng các cây xăng dầu là giải pháp tốt có thể kỳ vọng quản lý và tăng thu ngân sách từ lĩnh vực này. Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý xăng, dầu, tạo sân chơi bình đẳng trong kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.  

 

 

                                                             Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục