(HBĐT) - Bloom Microventures là tổ chức phi Chính phủ của Anh, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội với mục tiêu giảm đói nghèo nhờ mô hình du lịch vì người nghèo thông qua tín dụng vi mô. Bằng hình thức sử dụng nguồn thu từ du lịch để cung cấp các khoản vay nhỏ không cần tài sản thế chấp, lãi suất thấp cho phụ nữ nông thôn, giúp họ bắt đầu các hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập bền vững. Dự án Bloom được duy trì triển khai từ nhiều năm qua tại xã Phú Minh (Kỳ Sơn).

 

Du khách tham gia trò chơi bịt mắt đập niêu tại điểm du lịch xóm Đồng Bài, xã Phú Minh (Kỳ Sơn).

 

Một chiều cuối tuần, chúng tôi về xóm Đồng Bài, nơi khởi đầu của loại hình du lịch tín dụng vi mô tại xã Phú Minh. Đi qua chiếc cổng làng theo con đường trục xóm được rải nhựa êm thuận, uốn lượn qua những ngôi nhà, chúng tôi dừng chân tại một ngôi nhà sàn nhỏ - cơ sở lưu trú của khách du lịch. Dưới hiên nhà sàn, một đoàn khách du lịch người nước ngoài đang chuyện trò vui vẻ. Những em nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Một gia đình háo hức ngồi lên chiếc xe tự chế của người dân lái thử. Đôi ba người khoác ba lô dạo bộ quanh làng. Anh Bernie Huber, du khách người Đức hào hứng: Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi này, cảm giác rất thú vị. Không khí làng quê trong lành. Khung cảnh yên bình, không ồn ào, xô bồ. Tuy cuộc sống của người dân còn khó khăn nhưng tình cảm rất thân thiện. Tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại đây.

 

Là xã nằm ở vùng hạ lưu sông Đà, cảnh quan tự nhiên tươi đẹp với hồ Đồng Bài nên thơ, hữu tình. Con người thân thiện, cuộc sống yên bình là những điểm nhấn thu hút du khách đến với Phú Minh. Qua kết nối với Hội Phụ nữ Dự án Bloom tổ chức các tuor du lịch đưa du khách trải nghiệm về cuộc sống cũng như tận hưởng không khí trong lành của làng quê nông thôn miền núi. Một phần doanh thu từ tour được sử dụng để cấp khoản tiền nhỏ cho một khách hàng vay. Dự án triển khai đầu tiên tại xóm Đồng Bài, sau đó được nhân rộng ra 6 xóm trên toàn xã.

 

Trong tour du lịch, du khách đến thăm một gia đình hội viên phụ nữ để tìm hiểu đời sống, sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình, từ đó xác nhận hộ gia đình có được nhận một khoản vay tài trợ từ phí tour hay không. Ngoài ra, du khách còn tham gia các hoạt động khác như đi bộ, leo núi, câu cá, đi xe đạp, trò chơi dân gian, trải nghiệm công việc lao động, sản xuất cùng người dân địa phương như cấy lúa, nhổ sắn…

 

Trong năm 2016, dự án đã tổ chức 24 chuyến du lịch cho 157 khách nước ngoài đến thăm quan và du lịch tại xã. Đến hết năm 2016, tổng giá trị vốn vay từ dự án đã giải ngân 218 triệu đồng cho 120 người vay, số dư nợ 109 triệu đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ cùng với nguồn vốn của gia đình các hộ được vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gà, cá, lợn, trâu, bò… góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

 

Bà Nguyễn Thị Diệu, phụ trách hoạt động cho vay vốn dự án xã Phú Minh cho biết: Khách du lịch chủ yếu là người nước ngoài đến từ Mỹ, Anh, Đức và một số nước châu á. Với mỗi đoàn khách của dự án về du lịch tại xã sẽ có một hộ gia đình hội viên được vay vốn. Để được vay vốn, khách sẽ đến gia đình xem tình hình thực tế có đáp ứng điều kiện cho vay hay không. Đồng thời, quá trình sử dụng vốn vay, dự án thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn có đúng mục đích, yêu cầu hay không. Nhiều người sau khi vay vốn lần 1 tiếp tục được vay thêm lần 2. Lần 1 được vay 2 triệu đồng, lần 2 tăng lên 4 triệu đồng. Tuy số tiền vay không lớn nhưng có tác dụng thiết thực động viên, tạo động lực cho chị em nghèo, hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

 

Gắn du lịch với hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư quy mô nhỏ để phát triển kinh tế gia đình, mô hình du lịch vì người nghèo thông qua tín dụng vi mô tại xã Phú Minh được người dân đồng tình, mang lại hiệu quả thiết thực. Chị Trần Hương Ly, cán bộ dự án Bloom cho biết: Trong giai đoạn đầu của dự án, hoạt động du lịch và tín dụng là hai hợp phần gắn kết chặt chẽ với nhau. Hiện, dự án đã kết thúc giai đoạn II, đang trong quá trình đánh giá hiệu quả của các hợp phần để có kế hoạch tiếp tục triển khai theo hướng phù hợp. Đối với nguồn vốn của dự án vẫn tiếp tục được quay vòng cho các hộ vay vốn. Tuy nhiên, giai đoạn sau hoạt động du lịch và tín dụng có thể sẽ tách biệt, bởi hiện nay tại địa bàn đã xây dựng được cơ sở lưu trú để khách du lịch nghỉ lại. Các dịch vụ du lịch mở rộng hơn, thu hút nhiều hộ dân tham gia, tạo nguồn doanh thu cho người dân khi có du khách đến thăm quan. Qua đó, người dân được hưởng lợi từ chính hoạt động dịch vụ du lịch để tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

 

 

                                                                   Hà Thu

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục