(HBĐT) - 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2010 - 2016), không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn tập trung phát triển kinh tế, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, huyện có 4 xã đạt chuẩn NTM là Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê và Mãn Đức.

 

Mãn Đức là xã về đích NTM năm 2016. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã mới đạt 4 tiêu chí. Nhưng với sự đồng thuận cao của nhân dân với vai trò chủ thể cùng quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2016, xã đã huy động nguồn lực trên 75 tỷ đồng thực hiện chương trình. Đặc biệt là người dân đã tự nguyện hiến đất ở, đất nông nghiệp để mở rộng đường GTNT, giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi của xã. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, làm các loại hình dịch vụ nên thu nhập được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn thay đổi. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 7, 5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 35%, đến năm 2016 thu nhập đạt 23 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%.  

Hệ thống đường GTNT xã Mãn Đức (Tân Lạc) được mở rộng theo chuẩn NTM, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao lưu hàng hoá.

Không chỉ những xã phấn đấu về đích NTM của huyện Tân Lạc đạt được những kết quả tích cực mà trong những năm qua, Chương trình xây dựng NTM được triển khai đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM từ công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án tới việc thực hiện các tiêu chí của chương trình... Huyện thường xuyên giám sát, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp các xã thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.  

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những năm qua, huyện Tân Lạc luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp mang tính bền vững trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Vì thế, huyện chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi xã, có cơ chế, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Huyện xây dựng và triển khai các đề án về hỗ trợ phát triển sản xuất như đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, trồng rau sạch, trồng mía, trồng bưởi theo hướng liên kết chuỗi gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩmù. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Kinh phí dành cho phát triển sản xuất của huyện đạt gần 16 tỷ đồng.  

Thực tế trong quá trình xây dựng NTM, các xã đã ù tìm được thế mạnh riêng để khai thác hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình ở các xã Mãn Đức, Lỗ Sơn đã xây dựng được cánh đồng giá trị cao với các loại cây như bí thương phẩm, cây lấy hạt. Các xã Thanh Hối, Ngọc Mỹ phát triển khá mạnh chăn nuôi trâu, bò hàng hoá. Các xã vùng cao trồng ngô, su su, tỏi tía, trồng rừng kinh tế... Các mô hình đều phù hợp với nhu cầu của người dân nên được nhân rộng và có hiệu quả kinh tế. Hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 29 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,5%. Toàn huyện xây dựng được 231 mô hình phụ nữ tự quản gắn với thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch” và vận động các hộ chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, xây dựng hàng rào xanh.  

Để chương trình xây dựng NTM mới đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục tập trung phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, lấy nền tảng sức dân là cơ bản. Các ngành hỗ trợ, định hướng nhằm giúp các xã thực hiện các tiêu chí đã đề ra. Huy động các nguồn lực, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho nông thôn, phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, mục tiêu đến năm 2020 có 8 xã đạt chuẩn NTM.  

                                                   Đinh Thắng 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục