(HBĐT) - Không chỉ đảm đang, chu toàn trong vun vén, xây dựng gia đình hạnh phúc, chị Hoàng Thị Thúy, thôn Trại Sáu, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) còn là hội viên phụ nữ tiêu biểu trong các hoạt động Hội. Chị luôn chia sẻ, giúp đỡ các chị em trong xã cùng phát triển. Đặc biệt, chị Thuý được mọi người nhắc đến, khen ngợi là tấm gương phụ nữ cần mẫn, sáng tạo và quyết đoán trong phát triển kinh tế gia đình.


Chị Hoàng Thị Thúy chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp trung cấp ngành kế toán doanh nghiệp, tôi không xin đi làm mà quyết định ở nhà làm nông nghiệp. Tôi mơ ước và quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương bằng đôi tay và sức lực của mình. Tuy nhiên, giai đoạn đầu gia đình gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn hướng phát triển kinh tế. Đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá và trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế chẳng thể bứt phá. Năm 2008, sau khi được tham gia lớp tập huấn về nuôi bò sữa do UBND xã tổ chức theo dự án chăn nuôi bò sữa của huyện, vợ chồng tôi đã bàn bạc, thống nhất rồi mạnh dạn đầu tư mua 1 cặp bò cái nuôi thử. Sau một năm rưỡi, cặp bò sinh được 2 con bê con và bắt đầu cho thu sữa. Bình quân mỗi ngày cho thu 30 kg sữa với giá bán 10.000 đồng /kg, thu nhập 300.000 đồng / ngày. Nhìn thấy hiệu quả từ chăn nuôi bò sữa nên gia đình quyết định vay vốn đầu tư mở rộng mô hình nuôi bò sữa. Ngoài việc đầu tư xây dựng chuồng trại, gia đình mua thêm con giống, máy vắt sữa và dành thời gian tìm hiểu thêm kiến thức, kỹ thuật nuôi bò sữa hiệu quả, đi học tập kinh nghiệm tại một số cơ sở nuôi bò sữa ở nơi khác. Đến nay, gia đình đã có đàn bò sữa lên tới 18 con. Bình quân mỗi ngày thu được trên 200 lít sữa (tương đương trên 2 triệu đồng /ngày). Tính ra trong 1 tháng, gia đình tôi có thu nhập từ bò sữa lên tới trên 60 triệu đồng.


Chị Hoàng Thị Thuý, thôn Trại Sáu, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chăm sóc đàn bò sữa của gia đình. 

Chị Thuý chia sẻ thêm: Nuôi bò sữa thu nhập cao hơn nuôi các loại con khác nhưng vất vả hơn. Để bò sản sinh ra nhiều sữa đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận, đúng kỹ thuật. Chế độ ăn đúng tiêu chuẩn. Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bò được tiêm phòng đúng định kỳ. Vắt sữa cũng đúng cách. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò, gia đình còn dành quỹ đất trên 4.000 m2 và thầu thêm 3.000 m2 đất ruộng để trồng cỏ voi. Ngoài nuôi bò sữa, gia đình còn đầu tư nuôi cá trong diện tích ao trên 2.000m2 . Mỗi năm thu nhập thêm từ nuôi cá 15-20 triệu đồng.
 
Để đảm bảo công việc nuôi đàn bò sữa, chị Thuý và gia đình luôn nỗ lực, cần mẫn, tỉ mỉ. Chị bắt đầu công việc từ sáng sớm với việc dọn vệ sinh chuồng trại, cho bò ăn, vắt sữa và nhập sữa cho công ty. Buổi chiều lại cắt cỏ cho bò và cá ăn… Sau 8 năm cần mẫn, tích góp, năm 2015, gia đình chị Thuý đã xây được ngôi nhà khang trang trị giá trên 1 tỷ đồng và mua sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình. Các con được chăm sóc chu đáo, đầu tư cho học tập.
 
Chị Bùi Kim Thoa, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Trại Sáu, xã Nhuận Trạch cho biết: Tuy công việc của gia đình bận rộn nhưng chị Thúy luôn dành thời gian tham gia tích cực các hoạt động của Hội phụ nữ và các phong trào thi đua yêu nước. Gia đình luôn chấp hành mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều năm liên tục đạt gia đình văn hoá tiêu biểu. Trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị Thuý cũng mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa cho chị em trong chi hội và một số chị em ở chi hội khác cùng học tập. Được chị hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ, nhiều chị em trong xã học tập, làm theo mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình chị. Từ đó, mô hình chăn nuôi bò sữa của xã được mở rộng. Đến nay, tổng đàn bò sữa trong xã đến nay tăng lên 122 con. Chị Thuý còn nhận thu gom sữa bò cho chị em tại nhà và hàng ngày nhập sữa cho công ty góp phần đảm bảo ổn định đầu ra của sản phẩm.
 

                                                                                            HD

 


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục