Dù cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý, nhưng do thói quen của người dân, cộng với việc lực lượng quản lý an toàn thực phẩm ở cơ sở mỏng, rượu thủ công vì thế càng khó kiểm soát, vẫn âm thầm len lỏi ở nhiều vùng quê...


 

 


Qua rà soát cho thấy, huyện Mê Linh có 794 cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn, trong đó có 156 cơ sở nấu rượu hộ gia đình với quy mô từ 10 đến 80 lít/ngày. Từ cuối năm 2012 khi có Nghị định 94/2012/NĐ-CP (Nghị định 94) về sản xuất, kinh doanh rượu, huyện đã tăng cường quản lý, kiểm soát mặt hàng rượu thủ công. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng buôn bán rượu tự nấu, không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn lan.

Sở dĩ có thực trạng này là do sản xuất rượu của hộ gia đình có quy mô nhỏ lẻ, nấu rượu kết hợp với chăn nuôi lợn nên chưa quan tâm đến việc xin cấp phép. Mặt khác, thói quen sử dụng rượu nấu thủ công trong sinh hoạt, nhất là các đám cưới, hỏi, đám hiếu, lễ hội, liên hoan… vẫn phổ biến. Ông Nguyễn Văn Trung, trú tại tổ 3 thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) cho hay: Gia đình nấu rượu chủ yếu lấy phụ phẩm phục vụ chăn nuôi và bán rượu cho anh em họ hàng, vả lại cũng chưa bao giờ xảy ra ngộ độc nên chưa quan tâm tới việc xin giấy phép kinh doanh.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Đắc Lộc cho biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã kiểm tra, xử lý 689 vụ vi phạm, tịch thu hơn 41.860 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Qua kiểm tra ở các địa phương cho thấy, dù đã có nghị định về sản xuất rượu thủ công và phân cấp cho chính quyền địa phương cấp giấy đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình nhưng việc cấp phép ở cơ sở rất ít. Nguyên nhân cũng do hộ nấu rượu thủ công quy mô nhỏ lẻ nên chưa đăng ký kinh doanh. Một số hộ gia đình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh muốn xin cấp phép nhưng không đáp ứng được các điều kiện theo Nghị định 94, nhất là quy định về an toàn thực phẩm và giấy tờ xác nhận quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa cho rượu. 

Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, từ đầu năm đến nay, huyện đã tiêu hủy hàng nghìn lít rượu không rõ nguồn gốc, tuy nhiên việc kiểm soát sản phẩm này không đơn giản, đòi hỏi các cấp phải thường xuyên kiểm tra. Trong khi đó, nhiều xã, thị trấn chưa có cán bộ chuyên môn, cơ quan chức năng chuyên trách của huyện mỏng, địa bàn rộng, sự hỗ trợ giữa sở, ngành liên quan hạn chế nên việc xử lý càng khó khăn.

Ông Nguyễn Đắc Lộc cho biết thêm, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, lưu thông rượu thủ công; triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác ký cam kết không sản xuất, kinh doanh, buôn bán rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với các tổ chức, cá nhân. 

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tám cho rằng: Đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân sản xuất, kinh doanh rượu theo đúng quy định pháp luật, tiêu thụ rượu an toàn, có nguồn gốc xuất xứ, huyện Đông Anh sẽ quy hoạch phát triển làng nghề sản xuất rượu truyền thống trình thành phố phê duyệt; hỗ trợ người dân hoàn thiện hồ sơ xây dựng thương hiệu rượu, đăng ký sản xuất và tem nhãn…

Về quản lý vĩ mô, các bộ, ngành cần tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 94 theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình sản xuất. Cần thiết xem xét việc cấm kinh doanh rượu tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, quán trà đá vỉa hè; gắn trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc xảy ra tình trạng sản xuất, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không dán tem rượu theo quy định.

                                                                                               Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục