(HBĐT) - Trong những năm qua, nghề làm chổi chít ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) có bước phát triển mạnh. mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Nhiều xưởng chổi chít tại xã đã việc làm cho lao động lúc nông nhàn.


Xưởng chổi chít của chị Lê Thị Nương (xóm Tự Do, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn) mỗi tháng sản xuất từ 2.000 - 3.000 chiếc chổi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Năm 2005, nghề làm chổi chít xuất hiện nhỏ lẻ ở một số xóm. Lúc đầu, một vài hộ làm với mục đích sử dụng trong gia đình và bán lẻ. Nhận thấy mặt hàng này có tiềm năng tiêu thụ mạnh trên thị trường nên nhiều gia đình đã tham gia làm nghề. Từ đó, nghề chổi chít phát triển mạnh tại xã Hợp Thịnh. Đến nay, xã có gần 20 xưởng chổi chít lớn, nhỏ, trở thành nghề chính mang lại lợi ích kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình.

Được cán bộ xã giới thiệu, chúng tôi đến thăm xưởng chổi chít của chị Nguyễn Thị Đào (xóm Độc Lập), một trong những người tiên phong làm chổi chít tại xã. Chiếc ô tô Camry mới đỗ trong sân nói lên phần nào sự thành công trong kinh doanh của chị. Hiện nay, gia đình chị có 3 xưởng sản xuất chổi, giải quyết việc làm cho 15 lao động chính và gần 20 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Đào chia sẻ: "Nghề làm chổi chít đến với tôi thật tình cờ. Năm 2004, khi lên thăm người thân ở Yên Bái đang làm ở xí nghiệp mây - tre đan xuất khẩu, tôi được giới thiệu về nghề làm chổi chít. Nhận thấy nghề này cũng đơn giản, dễ làm và phù hợp môi trường nông thôn. Sau khi bàn tính với gia đình, tôi quyết định học và chọn nghề làm chổi chít để lập nghiệp”. Năm 2005, chị Đào gom góp vốn liếng của gia đình và vay từ Ngân hàng chính sách xã hội được 30 triệu đồng mua nguyên liệu, dụng cụ làm nghề. Do ít vốn nên năm đầu tiên, chị chỉ nhập 5 tấn nguyên liệu chít. Hai vợ chồng tự làm, tự đi rao bán ở các chợ và đầu mối trong huyện. Nhờ chất lượng tốt, giá bán phải chăng nên những chiếc chổi chít của chị đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Thời điểm đó, mỗi chiếc 5.000 đồng, trừ mọi chi phí, gia đình chị đã trả được hết các khoản nợ. Đến nay, hàng tháng, mỗi xưởng của chị xuất khẩu khoảng 6.000 - 7.000 chiếc chổi chít đi các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia...

Chúng tôi tiếp tục đến thăm xưởng chổi chít của chị Lê Thị Nương (xóm Tự Do). Mới học làm chổi được 3 năm nhưng đến nay, mỗi tháng, xưởng của chị cũng sản xuất được 2.000 - 3.000 chiếc chổi. Với giá giao buôn cho các thương lái từ 17.000 - 20.000 đồng/chiếc, sau khi trừ đi khoản chi phí, mỗi năm, xưởng chổi chít cũng đem lại cho gia đình chị thu nhập hơn 100 triệu đồng. Chị Nương chia sẻ: "Để phát triển lâu dài thì nguồn nguyên liệu chít cần phải ổn định. Hiện nay, tôi nhập nguyên liệu chủ yếu từ tỉnh Điện Biên. Chít tốt nhất vào thời điểm từ tháng giêng đến tháng hai vì lúc đó những bông chít chưa ra hoa. Nghề làm chổi chít không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cần cù, chăm chỉ. Làm lúc nào cũng được mà lại cho thu nhập khá nên nhiều người trong xóm những lúc nông nhàn đã đến học nghề và xin làm”.

Hiệu quả là vậy nhưng với những người làm nghề chổi, điều băn khoăn và lo lắng nhất vẫn là đầu ra ổn định cho sản phẩm vì nguồn hàng xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái nên dễ bị ép giá. Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: Để ổn định đầu ra cho sản phẩm cần vận động người dân tham gia sản xuất và có thể tiến tới thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để từ đó xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm. Các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho người dân vay vốn mở rộng sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người dân tại địa phương.

 

                                                           Hoàng Anh

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục