(HBĐT) - Nhiều năm qua, nguồn vốn vay từ NHCSXH đã đồng hành cùng nông dân Đà Bắc trong phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Nguồn vốn này đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.


Hộ anh Đặng Trung Hải, xóm Rãnh, xã Toàn Sơn trước đây là hộ nghèo. Gia đình có 5 khẩu chỉ trông chờ vào ruộng mía và chăn nuôi nhỏ lẻ nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ năm 2009, gia đình anh được tiếp cận với vốn chính sách. Ngoài được vay 13 triệu đồng từ chương trình SXKD đầu tư nuôi bò, gia đình anh Hải còn được vay vốn chương trình HSSV đầu tư cho con đi học. Đến năm 2013, gia đình anh được vay 20 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo và vay chương trình NS&VSMT. Nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn, đến năm 2016, gia đình anh đã thoát nghèo và được vay 40 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò. Đến nay, nhà anh có 5 con bò và 4 con lợn nái.

Hộ anh Hải chỉ là một trong hàng ngàn hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, người dân xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đầu tư mở rộng diện tích trồng cây dong riềng đem lại thu nhập khá.

Những năm qua, với phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, toàn huyện có 20 điểm giao dịch xã, 242 tổ TK&VV với số lượng 9.649 thành viên, dư nợ quản lý đạt 287.656 triệu đồng, huy động tiền gửi qua tổ TK&VV đạt 2.941 triệu đồng, bình quân mỗi xã, thị trấn có 12 tổ, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên với dư nợ quản lý 1.189 triệu đồng; tạo thành mạng lưới rộng khắp trên địa bàn các thôn, xóm trong huyện.

Nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách giúp người dân từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần phát triển KT-XH, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Để tạo điều kiện tốt nhất giúp người dân tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện thường xuyên chủ động phối hợp với các ban, ngành và tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về mục đích, ý nghĩa, các chương trình cho vay, nguồn vốn vay… Thông qua nhiều giải pháp đồng bộ như củng cố, mở rộng hệ thống điểm giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn; tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV; cử cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn. NHCSXH huyện phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức cho hội viên đăng ký và bình xét các đối tượng vay vốn bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ. Tại những buổi sinh hoạt bình xét, cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn đều thông báo rõ về nguồn vốn tăng trưởng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách thuộc diện vay vốn cũng như thủ tục, trình tự vay vốn, giải ngân… Để người dân sử dụng vốn vay hiệu quả nhất và thiết thực hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, NHCSXH huyện chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng về chăn nuôi, trồng trọt cho người dân để nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và phát triển sản xuất.

Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc Nguyễn Bình Nam cho biết: Trong 15 năm qua (2003-2017) từ 2 chương trình tín dụng, đến nay, toàn huyện thực hiện cho vay 15 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH là yếu tố quan trọng giúp 35.830 hộ nghèo và các đối tượng chính sách mua sắm được công cụ, phương tiện sản xuất cải thiện, ổn định đời sống, trong đó có 6.894 hộ thoát khỏi ngưỡng đói nghèo; 1.028 lao động được tạo việc làm; 1.814 HSSV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; xây dựng được 9.442 công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ hộ nghèo sửa chữa, xây dựng được 2.076 căn nhà; 142 hộ được vay vốn cho lao động đi xuất khẩu lao động...

Có thể khẳng định, vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả giúp người nghèo và đồng bào dân tộc ở huyện Đà Bắc từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, trên địa bàn.

Đinh Thắng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục