(HBĐT) - Vốn đam mê trồng cây ăn quả nên hàng chục năm qua, ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng đủ các loại cây nhưng chỉ khi "bén duyên” với cây bưởi đỏ, gia đình ông mới được hưởng trái ngọt. Bưởi đỏ đã đem lại cho người làm vườn cần mẫn nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.


Vườn bưởi đỏ sai trĩu quả của gia đình ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Kể từ khi cây bưởi đỏ lên ngôi ở đồng đất Mường Khơi, không ít hộ dân đã nhanh chóng cải tạo, chuyển đổi vườn tạp qua trồng bưởi và có được niềm vui đổi đời. Về Tân Lai những ngày này, đâu đâu cũng thấy những cây bưởi sai trĩu quả. Từ đường 12B vào chừng 1 km, chúng tôi đến thăm vườn bưởi của gia đình ông Đặng Minh Dung. "Vườn nhà ông Dung nhiều và đẹp nhất, nhì trong xóm. Các anh cứ vào xem, bưởi bắt đầu chín vàng rồi, cây nào cây nấy sai trĩu quả”, Trưởng xóm Tân Lai, Phạm Quang Duy giới thiệu.

Quả đúng như vậy, hơn 200 gốc bưởi đỏ 8 năm tuổi được trồng trên diện tích 0,7 ha, cây nào cũng sai trĩu quả. Bưởi bắt đầu chín, khu vườn trông thật bắt mắt với sắc vàng của quả, sắc xanh của lá đan xen. Thế nhưng, để có được quả ngọt như ngày hôm nay, chủ vườn phải trải qua hành trình dài với không ít chông chênh. ông Dung nhớ lại: "Trước khi đưa bưởi vào trồng, trên vườn này tôi trồng nhiều loại cây như: táo, hồng xiêm, hồng không hạt... Tuy nhiên, vì trồng đan xen nhiều loại cây khác nhau nên hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập chỉ mang tính chất lấy ngắn nuôi dài, chứ không tích cóp được. Những năm 2008 - 2009, thời điểm cây bưởi đỏ bắt đầu đem lại thu nhập cho một số hộ trong xã, tôi thấy đấy là cơ hội tốt để cải tạo vườn nhà. Năm 2009, vườn được thay thế hoàn toàn bằng cây bưởi đỏ. Phải nói rằng, so với những cây có múi khác thì bưởi là loại cây dễ tính, dễ chăm sóc nhất. Chỉ sau 3 năm, bưởi đã cho thu quả bói, lúc đó giá bưởi rất cao nên tôi biết đây chính là cây giúp mình làm giàu”.

 Bí quyết để có vườn bưởi đẹp của ông Dung là mỗi sáng thức dậy, ông đi một vòng quanh vườn để kiểm tra "sức khỏe” các cây bưởi. Tình yêu dành cho cây, cộng với sự ham học hỏi từ bạn bè, sách báo đã giúp vườn bưởi phát triển tốt. Sau lứa đầu cho thu bói, 4 năm trở lại đây, cây bưởi đều đặn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Dung. "Mình có lợi thế là dù trồng sau nhưng có đất rộng nên số lượng cây nhiều. Chỉ sau 2 năm trồng là gia đình đã thu hồi vốn nhờ bán cành giống. Từ đó đến nay, tính riêng chiết cành, mỗi năm cũng thu được khoảng 50 triệu đồng. Còn quả thì vụ đầu tiên thu được 200 triệu đồng, các vụ sau ngày một tăng hơn. Năm ngoái, gia đình thu được 400 triệu đồng, năm nay, bưởi sai quả hơn nên dự kiến thu khoảng 450 triệu đồng”, ông Dung phấn khởi cho biết.

 Để cho chúng tôi được kiểm chứng độ thơm, ngọt đặc trưng của giống bưởi đặc biệt này, ông Dung chọn những quả chín đạt tiêu chuẩn đãi khách. ông bảo, những ngày qua, nhiều tư thương đến hỏi mua nhưng ông chưa bán vì bưởi chưa chín nên sẽ không đạt được độ ngọt, thơm nhất. "Tôi muốn đưa đến khách hàng sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, để họ nhớ đến bưởi đỏ của Đông Lai. Muốn được như vậy phải để bưởi chín rộ, mùi thơm lan tỏa khắp vườn rồi mới bán”, ông Dung bày tỏ. Về phương hướng sắp tới, ông Dung chia sẻ, do gia đình đã trồng hết diện tích nên sẽ tập trung chăm sóc vườn tốt hơn và chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc để nâng cao năng suất, nhất là chất lượng sản phẩm.

 Với những thành công đã đạt được, tháng 8 vừa qua, gia đình ông Đặng Minh Dung được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2015 - 2016.

 


                                                                                  Viết Đào

 


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục