(HBĐT) - Năm 2011, cây xạ đen bắt đầu được một số hộ dân xã Cao Dương (Lương Sơn) đem về trồng. Với nhiều công dụng được biết đến trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh: ung thư, gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe... Đảng ủy xã xác định, nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng diện tích trồng xạ đen. Sau nửa nhiệm kỳ đã cho thấy những hiệu quả bước đầu trong việc phát triển loại cây trồng này ở xã Cao Dương.
Lãnh
đạo một số sở, ngành và huyện Lương Sơn thăm quan mô hình trồng cây xạ đen ở xã
Cao Dương (Lương Sơn).
Cao
Đường, Om Làng là 2 thôn có diện tích trồng xạ đen tập trung lớn nhất xã với
diện tích trên 20 ha. Theo đánh giá của những hộ dân trồng xạ đen, đây là loại
cây dạng bụi leo, rất dễ trồng, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ
thuật cao, có thể trồng xen canh và cơ bản nhất là giá bán ổn định. Xạ đen sau
khi cắt về được tuốt riêng lấy lá, cành băm nhỏ. Mỗi kg lá tươi có giá dao động
từ 4.000 - 5.000 đồng, phơi khô có giá từ 18.000 - 20.000 đồng. Sau khi trừ chi
phí, mỗi ha xạ đen cho thu trên 100 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa.
Từ trồng xạ đen, nhiều hộ trong xã hiện nay có kinh tế khá ổn định.
Là một trong những hộ tiên phong đưa xạ đen về
Cao Dương, ông Nguyễn Văn Thức, thôn Cao Đường cho biết: Với ưu điểm vượt trội
là đầu tư không cao, sau 5 - 6 tháng trồng là cho thu. Trung bình mỗi năm cho
thu hoạch 3 lần nên trồng xạ đen lúc nào cũng có thu nhập. Định kỳ hàng tuần,
tư thương từ các tỉnh, thành phố lân cận
về tận vườn thu mua, rất thuận lợi cho người trồng. Với 3.000 m2 xạ đen, mỗi
năm gia đình thu về gần 7 tấn sản phẩm tươi. Cùng với bán hạt, cây giống, trừ
chi phí, gia đình thu về 200 triệu đồng/năm.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời mở ra
hướng tiêu thụ ổn định cho cây xạ đen, hiện nay, trên địa bàn xã Cao Dương bắt
đầu hình thành các cơ sở sản xuất cao xạ đen. Đi đầu là gia đình chị Nguyễn Thị
Tuyết, thôn Đồng Bon. Với thành phần chính là xạ đen, ngoài ra bổ sung thêm một
lượng rất nhỏ các vị thuốc nam, trung bình cứ 5 kg xạ đen tươi nấu được 100g
cao xạ đen và có giá 150.000 đồng. Chị Tuyết nhận định: Bằng việc lựa chọn, xử
lý kỹ nguyên liệu đầu vào, đồng thời dùng phương pháp đóng gói hút chân không,
cao xạ đen có thể bảo quản khá lâu. Bên cạnh đó, cao rất tiện dụng cho người sử
dụng, vì vậy đây sẽ là hướng đi chính của gia đình trong thời gian tới.
Qua nhiều năm trồng trên địa bàn, xạ đen đã
chứng minh là loại cây trồng chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời
sống người dân xã Cao Dương. Tuy nhiên, theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn
Văn Hướng, lãnh đạo xã luôn trăn trở và
tìm giải pháp để gắn mở rộng diện tích với việc bao tiêu, tìm đầu ra ổn định
cho cây xạ đen. Với diện tích trồng toàn xã 50 ha, sản lượng hàng năm lên đến
1.000 tấn thì trăn trở trên là hoàn toàn có cơ sở.
Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: Hiện
nay, lãnh đạo xã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện đề nghị
hướng dẫn làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa cho xạ đen Cao Dương.
Chúng tôi xác định đây là bước quan trọng trong quá trình hòa nhập thị trường,
rộng đường tiêu thụ, tránh tình trạng "được mùa, mất giá”.
Hải Yến
(HBĐT) - Ngày 25/1, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tổ chức hội nghị tổng kết kế hoạch năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2021.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Dần, Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Thủy cho biết: Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác của các cấp Hội Phụ nữ. Từ hỗ trợ của Hội và nỗ lực vươn lên của hội viên, phụ nữ, đến nay, nhiều hộ do phụ nữ làm chủ trên địa bàn đã thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
(HBĐT) - Hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động, sản xuất diễn ra sôi nổi tại các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, công trường, nhà máy ngay những ngày, tháng đầu của năm với mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả, đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
(HBĐT) - Chiều 26/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Liên minh HTX tỉnh lần thứ 2, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(HBĐT) - Công trình ngầm Ruốc chính thức được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 có ý nghĩa rất lớn, đáp ứng sự mong mỏi của người dân xã Nánh Nghê (Đà Bắc). Từ đây, bà con có thể đi lại thuận tiện, an toàn, không còn ám ảnh, bất an mỗi khi mùa mưa lũ tới.
(HBĐT) - "Năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh vẫn ở mức cao, đạt 4,35%. So với tăng trưởng ngành nông nghiệp cả nước thì Hòa Bình đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố, là tốp dẫn đầu. Đó là kết quả tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp rất hiệu quả. Nổi bật là từ năm 2013, nhất là trong 5 năm trở lại đây, tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả với cây ăn quả có múi, trồng mía và rau các loại. Chính vì chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh nên giá trị sản xuất đất nông nghiệp của Hòa Bình hiện đã đạt 140 triệu đồng/ha, cũng là tốp đầu của cả nước trong năm 2020. Bộ NN&PTNT đánh giá cao về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh Hòa Bình”. Chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại tỉnh ta mới đây, đã cho thấy những gam màu tươi sáng của ngành nông nghiệp với vai trò trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh nhà.