(HBĐT) - Nếu ai đó hỏi nông dân ở các xã vùng Dự án Giảm nghèo của huyện Yên Thủy đâu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế nhất, câu trả lời sẽ là cây cà gai leo. Cây dược liệu này được đưa vào trồng từ năm 2014. Nhờ đó bao mảnh đất cằn đã hồi sinh. Màu xanh cây dược liệu bao phủ đến đâu, cuộc sống của người dân nghèo thay đổi đến đó.


Người dân xóm Ráng, xã Đa Phúc (Yên Thủy) có thu nhập ổn định khi tham gia liên kết trồng và tiêu thụ cà gai leo

 

Cách đây 3 năm, cuộc sống của hộ ông Bùi Văn Tửu ở xóm Ráng, xã Đa Phúc vô cùng khó khăn. Nhà tạm bợ, gia đình 4 - 5 người luôn canh cánh nỗi lo "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Cây cà gai leo đã giúp gia đình ông có được ngôi nhà xây dựng kiên cố, khang trang. Các vật dụng, tiện nghi sinh hoạt giờ đây gần như chẳng thiếu thứ gì. ông Tửu cho biết, ban đầu, ông trồng trên 700 m2 đất vườn, dần nhân lên 3.000 m2. Quá trình được Dự án Giảm nghèo hỗ trợ giống, kỹ thuật, đầu ra sản phẩm, ông gặp nhiều thuận lợi, chỉ phải bỏ công chăm sóc, đến kỳ thì thu hoạch, đem phơi khô trước khi doanh nghiệp thu mua. Vụ này qua vụ khác, ông đã tích lũy, dành dụm để xây được nhà, các con học hành đầy đủ. Đây là điều trước kia có nằm mơ với ông cũng khó.

Bình quân cứ 3 tháng, cà gai leo cho thu hoạch 1 lần, năng suất đạt khoảng 3 tấn / ha/lần, tương đương 10 - 12 tấn /năm. Theo tính toán của nông dân, trừ chi phí mỗi ha cà gai leo cho thu nhập từ 160 - 200 triệu đồng /ha. Gần 4 năm qua, hàng trăm hộ tham gia trồng cà gai leo trong hoạt động liên kết thị trường của Dự án Giảm nghèo đã thoát nghèo. Tiêu biểu nhất là các hộ dân ở xã Đa Phúc - xã khởi đầu thực hiện liên kết trồng và tiêu thụ cà gai leo. Điển hình như hộ các ôõng, bà: Bùi Thị Lẩm, Bùi Văn Tửu, Bùi Văn Lực ở xóm Ráng; Bùi Thi ỏn, Bùi Thị Tiên, Bùi Thị Hội, Bùi Văn Trung ở xóm Pơng… Tất cả các hộ đều có xuất phát điểm là hộ nghèo được lựa chọn tham gia liên kết theo nhóm. Cho đến nay, thành quả đáng kể cây cà gai leo mang lại là đời sống kinh tế hộ dần vươn tới ấm no, ra khỏi diện nghèo của xóm, xã. Diện tích cà gai leo cũng được các hộ nhân rộng từ mức khống chế của Dự án 700m2/hộ đến nay đạt bình quân 3.000 m2 /hộ.

Theo đồng chí Bùi Tùng Mậu, Phó Ban quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Yên Thủy, sở dĩ Dự án khống chế diện tích cà gai leo có liên quan đến vấn đề liên kết trồng và tiêu thụ. Từ khi thực hiện liên kết đến nay, đơn vị thu mua sản phẩm là Công ty CP Biofarm Hòa Bình. Việc liên kết giữa người trồng và doanh nghiệp theo đúng cam kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên diện tích cũng dừng lại ở phạm vi vừa phải. Tuy nhiên, nhận thức được hiệu quả của cây dược liệu cà ga leo cộng với nhu cầu của thị trường, nông dân đã phát triển thêm với diện tích lớn hơn. Nhiều đối tác trong và ngoài vùng cũng về đặt vấn đề và tổ chức tiêu thụ cho bà con.

Cà gai leo là cây dược liệu dễ trồng, sau khi đem phơi khô dưới nắng tự nhiên, nguyên liệu được chế biến thành các sản phẩm nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe như cao, thuốc, trà… Với nông dân các xã trong vùng Dự án Giảm nghèo, đây được xem là loại cây trồng "cứu cánh” bởi từ khi đưa vào sản xuất, cà gai leo đã mang lại giá trị thu nhập lớn và đầu ra ổn định. Từ năm 2015 đến nay, nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đã đến thăm quan, tìm hiểu, đánh giá cao về hiệu quả của liên kết trồng và tiêu thụ cà gai leo. Từ 419 hộ trong Dự án, đến nay toàn vùng dự án đã có hàng nghìn hộ phát triển và mở rộng diện tích cây trồng này, tập trung ở 4 xã: Đa Phúc, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ, Hữu Lợi với diện tích trên 50 ha, riêng xã Đa Phúc có 30ha. Tại xóm Pơng - xã Đa Phúc đã thành lập 1 tổ hợp tác phát triển lên từ nhóm cùng sở thích. Cà gai leo cũng được hộ dân một số xã trong huyện đưa vào sản xuất, thay thế các cây trồng khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục