(HBĐT) - Xưa nay, nhắc đến lễ hội ở các địa phương trong tỉnh, người ta thường nghĩ đến các lễ hội truyền thống mang màu sắc văn hóa tâm linh. Còn gần đây, có một "lễ hội” khác thuận theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đang được người dân hào hứng đón nhận, đó là lễ hội cam, bưởi. Khi cam, bưởi bước vào thời kỳ chín rộ (tức là từ tháng 11 dương lịch cho đến hết Tết Nguyên đán) cũng là lúc người vùng cam, vùng bưởi tổ chức lễ hội.


Các gian hàng rực rỡ màu cam chín thu hút khách thập phương đến với lễ hội cam Lạc Thủy tổ chức vào trung tuần tháng 11/2017.

Vùng Cam Cao Phong chính là địa phương mở màn cho hoạt động lễ hội khá đặc sắc này. Đó là vào những tháng cuối năm 2015, trong niềm hân hoan đón nhận Chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong, các nhà vườn trên địa bàn đã chuẩn bị cho sự kiện này bằng việc sắp xếp, bày trí các gian hàng rực rỡ. Những trái cam lòng vàng, cam Đường canh to, đẹp và có chất lượng tốt nhất được các hộ mang đến chương trình. Tiếp nối phần lễ là phần hội, bên cạnh hoạt động ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, thăm vườn, người dân tha hồ thưởng thức các loại cam trồng trên đất Cao Phong, hòa vào không khí rộn rã, giao dịch bán mua tấp nập. Chưa bao giờ có một sự kiện kinh tế - xã hội thu hút hàng nghìn người từ khắp các địa phương trong, ngoài tỉnh tham dự như tại lễ hội này.

Tiếp nối thành công của sự kiện, vào năm 2016 ở cùng thời điểm, huyện Cao Phong lại tổ chức lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 2. Và năm 2017, lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 3 tiếp tục được tổ chức trong suốt 1 tuần lễ với nhiều hoạt động đáng quan tâm như trao giấy chứng nhận VietGAP cho các nhà vườn, ra mắt liên hiệp các HTX cam Cao Phong, thăm quan, thưởng thức sản phẩm cam tại gian hàng và thăm các vườn cam tiêu biểu. Một điểm nhấn trong lễ hội năm nay là việc tổ chức cuộc thi thiếu nữ vùng cam duyên dáng với sự tham gia của 15 thí sinh đến từ 13/13 xã, thị trấn. Các phần thi diễn ra thu hút sự quan tâm theo sát, cổ vũ của đông đảo người dân từ phần thi trình diễn trang phục tự chọn và thuyết trình sản phẩm lẵng quả để tìm ra những thí sinh tài năng và duyên dáng nhất…

Năm 2017 cũng là năm đầu tiên huyện Lạc Thủy tổ chức lễ hội cam nhân dịp được đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy”. Lễ hội có sự góp mặt của 60 nhà vườn đến từ vùng cam trọng điểm: Cố Nghĩa, Phú Lão, Phú Thành, Liên Hòa, An Lạc, Đồng Môn với các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng bắt mắt, ấn tượng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày là dịp để người dân đến thăm thú, tìm hiểu, vui chơi. Các nhà vườn có cơ hội giới thiệu tới bà con về sản phẩm cam và người tiêu dùng thoải mái "thẩm định” chất lượng cam trồng trên đất sông Bôi. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, cam Lạc Thủy được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Trong những ngày có lễ hội ở địa phương, sản lượng cam bán ra của huyện theo đà tăng mạnh. Điều này khiến các nhà vườn yên tâm, phấn khởi.


Hội thi Thiếu nữ vùng cam duyên dáng là mang đến nét tươi mới cho lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3 được tổ chức vào tháng 11/2017.

Cũng vào những ngày cuối năm 2017, một lễ hội đặc sắc nữa đã diễn ra trên vùng đất của bưởi đỏ. Tại nơi có cây bưởi tổ - xã Đông Lai, lễ hội Bưởi đỏ Tân Lạc đã được tổ chức với quy mô lớn song song với dịp đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Vào những ngày diễn ra lễ hội, cộng đồng người trồng bưởi và nhân dân trên địa bàn như được sống trong niềm vui vỡ òa. Bao nỗ lực xây dựng thương hiệu Bưởi đỏ Tân Lạc, mô hình sản xuất điển hình tiên tiến của tỉnh đã thành hiện thực. Những chuyến xe hối hả nuối đuôi chở bưởi đỏ đi tiêu thụ khắp miền ngược, miền xuôi. Các nhà vườn hoan hỉ bởi danh tiếng Bưởi đỏ Tân Lạc đã được cả nước biết đến, khách hàng chọn lựa là một trong những đặc sản được ưa thích, tin dùng. Người dân từ khắp các vùng miền đến chơi hội trong không khí từng bừng, nô nức.

Ngoài Cao Phong, Lạc Thủy, Tân Lạc, một số huyện khác như Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy cũng đang phát triển vùng cây ăn quả có múi. Đây đồng thời là cây hàng hóa chủ lực của tỉnh theo định hướng lâu dài. Với tổng diện tích đang có trên 6.700ha, trong đó cam, quýt trên 3.800ha, bưởi trên 2.700ha, quy mô vùng trồng cây ăn quả có múi của tỉnh thuộc diện lớn nhất, nhì ở vùng Tây Bắc. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, việc bảo vệ, gìn giữ thương hiệu phải đi cùng với chiến lược quảng bá đến người tiêu dùng. Theo đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh: Các lễ hội cam, bưởi được tỉnh quan tâm phối hợp với các địa phương tổ chức thường niên đã góp phần đưa danh tiếng cam, bưởi vang xa. Không chỉ là sự kiện mang tính chất quảng bá, truyền thông, các lễ hội cam, bưởi còn là dịp để cộng đồng cùng tận hưởng niềm vui, hãnh diện tự hào về đặc sản quê hương, là dịp cùng nhìn lại thành quả của 1 năm ròng nỗ lực chăm chút và càng thêm trân quý, gìn giữ thương hiệu – điều làm nên những đổi thay, khởi sắc vượt bậc ở những vùng cam, bưởi hôm nay.

Bùi Minh


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục