Những năm gần đây, cơ cấu cây trồng của tỉnh Hòa Bình từng bước được chuyển đổi theo hướng tập trung đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị đất sản xuất. Tuy nhiên, diện tích cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ còn rất khiêm tốn, chủ yếu trên nhóm cây ăn quả có múi và rau ăn lá.


Người dân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) chăm sóc rau hữu cơ.

Từ những "địa chỉ xanh"

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có gần 6.700 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích thời kỳ kinh doanh là hơn 2.600 ha, ngoài ra còn có hơn 12 nghìn ha rau trồng hằng năm và 78 nghìn ha cây lương thực có hạt… Nhưng tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới có 35 ha, trong đó có 14,6 ha được cấp chứng nhận PGS, tập trung chủ yếu tại hai huyện Lương Sơn và Tân Lạc… Trong đó, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn có tổng diện tích 17 ha, thì gần một phần ba diện tích (khoảng 6,6 ha) đã được cấp giấy chứng nhận PGS, còn lại 10,4 ha được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn nằm trong danh sách "địa chỉ xanh" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để được công nhận "địa chỉ xanh”, thời gian qua, các doanh nghiệp đã chủ động đổi mới mô hình quản lý sản xuất nông nghiệp sạch, bố trí lại cơ cấu các nhóm rau, quản lý vật tư đầu vào, kiểm tra đánh giá nội bộ, kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Nhờ vậy năng suất trung bình rau hữu cơ trên diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đạt từ 200 đến 250 tạ/ha/năm , giá trị kinh tế ước đạt hơn 350 triệu đồng/ha/năm. Riêng sản lượng rau hữu cơ của huyện Lương Sơn được cấp chứng nhận đạt 160 tấn/năm, tổng giá trị ước đạt hơn 2 tỷ đồng/năm. Với chủng loại rau, quả chủ yếu là rau ăn lá, như: rau muống, rau cải canh, rau ngót, rau lang, rau sâm, bồ công anh, rau dền, rau mồng tơi, rau bí, lặc lè, mướp, dưa chuột, đậu đũa,... và một số rau gia vị. Riêng mô hình trồng cây ăn quả, có múi hữu cơ của Công ty cổ phần đầu tư Hòa Bình Project tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, với sản phẩm chủ yếu là cam, chanh, bưởi, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 200 tấn sản phẩm, giá bán bình quân 45 nghìn đồng/kg, doanh thu ước đạt 9 tỷ đồng/năm.

Các sản phẩm rau hữu cơ của Hòa Bình chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Hà Nội thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm được ký ổn định hằng năm với các Công ty cổ phần đầu tư Tâm Ðạt, Công ty VinGAP và Công ty TNHH Tràng An…

Ðến sản phẩm thế mạnh

Mặc dù sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Hòa Bình bước đầu đã có mặt trên thị trường, nhưng so với tiềm năng và lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương còn quá khiêm tốn.

Nguyên nhân là do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất theo hướng hữu cơ nói riêng, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trồng trọt hữu cơ còn ít. Hiện, sản xuất hữu cơ chủ yếu vẫn do các hộ gia đình thực hiện theo nhóm từ bảy đến 35 người. Trình độ canh tác của nông dân còn thấp, mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều giữa các vùng. Chi phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ quá cao, nông dân khó đáp ứng. Trong khi kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn thực phẩm; lấy mẫu, phân tích mẫu đối với các sản phẩm rau quả hữu cơ chưa có, hoặc còn thiếu nhiều. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chậm ban hành quy định về quản lý nhà nước trong sản xuất, chứng nhận chất lượng và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Ðáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2015, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình canh tác trồng trọt hữu cơ. Ðồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nhất là các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn, đào tạo, trang bị kiến thức về sản xuất rau hữu cơ cho học viên là nông dân các xã, thị trấn với hình thức học lý thuyết, kết hợp với thực hành ngay trên ruộng. Cùng với việc trang bị kiến thức cho nông dân, ngành nông nghiệp Hòa Bình chủ trương mở rộng diện tích sản xuất một số loại cây trồng là thế mạnh của từng vùng. Trong đó, tập trung vào một số đối tượng cây trồng chủ lực, như nhóm rau ăn lá, rau ăn quả, cây ăn quả có múi, chè Shan tuyết,... Ðẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cũng như xây dựng đồng bộ khu sơ chế, bảo quản sản phẩm với công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Cùng với đó là tổ chức hệ thống thu mua sản phẩm, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn, cũng như tham gia các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, từng bước mở rộng những kênh phân phối và quảng bá sản phẩm rau, quả an toàn của địa phương đến mọi miền Tổ quốc. 


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục