Những năm qua, Hội CCB huyện Cao Phong thực hiện hiệu quả công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều hội viên CCB có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo.

 


Cựu chiến binh Bùi Van Chinh (trái) xã Tây Phong (Cao Phong) phát triển mô hình trồng cây có múi cho thu nhập cao.

 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong cho biết: Hội CCB huyện hiện có 17 cơ sở hội (13 hội xã, thị trấn, 4 hội đơn vị khối) với 2.661 hội viên. Ngay từ khi có chủ trương và ký với NHCSXH ủy thác cho vay, Hội đã lập kế hoạch hội cơ sở tuyên truyền, vận động và thành lập tổ tiết kiệm vay vốn ở KDC; phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn cho hội cơ sở, tổ tiết kiệm và vay vốn. Đây là việc làm thiết thực, hiệu quả, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tổng dư nợ vốn vay thông qua Hội đến hết tháng 3/2018 đạt trên 62.160 triệu đồng với 50 tổ vay vốn, gần 2.000 lượt hộ vay. Để vốn vay ủy thác sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đảm bảo không thất thoát, lãng phí, Hội CCB huyện thường xuyên phối hợp với NHCSXH chỉ đạo cán bộ các cấp Hội quản lý chặt chẽ số hộ, đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng nguồn vốn vay. Việc cho vay ủy thác từ tổ chức Hội đã đáp ứng một phần nhu cầu về vốn của nhiều hội viên đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình. Hầu hết hội viên được vay vốn ủy thác đều xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây chủ lực như cam, mía. Ngoài đầu tư vào trồng trọt, một số hội viên đầu tư chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể như: CCB Bùi Văn Miêng (thương binh 2/4) xã Xuân Phong, vay vốn phát triển kinh tế từ vườn, thu nhập 100 triệu đồng/năm; CCB Bùi Minh Hiện, xã Xuân Phong vay vốn phát triển chăn nuôi bò, dê cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; CCB Bùi Văn Tiến, xóm Trẹo Ngoài, xã Nam Phong thu nhập 250 triệu đồng/năm và CCB Bùi Văn Tới, xã Nam Phong phát triển trồng trọt kết hợp với kinh doanh cho thu nhập từ 400 -500 triệu đồng/năm…

Cùng với đó, các mô hình kinh tế do hội viên CCB quản lý, làm chủ có hiệu quả. Trong 5 năm (2012 - 2017), hội viên CCB huyện duy trì và phát triển gần 100 mô hình kinh tế thu nhập từ 1 tỉ đồng trở lên/năm; có 1.225 hội viên là chủ trang trại, gia trại…

Với các hoạt động vay vốn phát triển kinh tế của hội viên Hội CCB vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, vừa góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, tăng tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp. Tỷ lệ hộ hội viên nghèo hàng năm đều giảm; tỷ lệ hộ khá, giàu tăng từ 15% (năm 2002) lên 41% (năm 2017).

ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong cho biết thêm: Từ khi Hội CCB ký chương trình uỷ thác tín dụng với NHCSXH, Hội đã giúp kênh tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng được vay vốn đảm bảo an toàn, tiết kiệm, giúp các hộ nghèo tạo thói quen tiết kiệm và trách nhiệm với cộng đồng. Đối với chương trình vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã giúp nhiều hộ CCB được vay vốn tín dụng ưu đãi để thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ chương trình cho vay ưu đãi đã giúp hàng trăm hộ CCB vươn lên thoát nghèo; HS-SV là con CCB được hỗ trợ học tập; nhiều người được giải quyết việc làm ổn định; đầu tư nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, nhà ở được cải thiện…

H.D

 

 



Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục