(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của ngành NN & PTNT tỉnh trong thời điểm lợn hơi có xu hướng đổi chiều, tăng giá. Tính đến ngày 19/4, giá lợn hơi ở mức 40.000 đồng/kg. Theo nhận định của đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đây chỉ là sự tăng giá "ảo” sau thời gian dài thị trường trầm lắng, nhiều khả năng ngay sau đó giá lợn hơi sẽ giảm.


Gánh nợ vì đầu tư chăn nuôi lợn

Câu chuyện này đã và đang xảy ra với các hộ chăn nuôi trong tỉnh khi chỉ trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 đã chứng kiến nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn rơi vào tình cảnh nợ nần. Nguyên nhân bắt đầu từ trước năm 2016, các hộ chăn nuôi lợn thắng lớn, giá lợn hơi có lúc lên đến 50.000 đồng/kg, trong khi chỉ cần giá khoảng 35.000 đồng/kg là người chăn nuôi đã có lãi.

Anh Tạ Đình Quế, xã Cao Răm (Lương Sơn) có trang trại nuôi lợn nái quy mô đến năm 2017 là 300 con. Tuy nhiên, sau thời gian dài không bán được giống, anh buộc phải rút đàn nái xuống dần 200 con, 140 con và hiện giờ còn 100 con. Điều đáng nói là với số lượng 100 con nái còn lại này, anh cũng chỉ nuôi cầm chừng chờ lúc giá lợn ổn định, nhu cầu mua giống trên thị trường tự do khởi sắc mới dám vỗ, phối trở lại. Khoản nợ ngân hàng mà anh đang gánh sau khi đầu tư chăn nuôi quy mô lớn đến bây giờ đã lên đến con số hơn 2 tỷ đồng.

Tình cảnh của ông Nguyễn Văn Thành, chủ một trại nuôi lợn nái ở xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) càng bi đát hơn. Sau vay mượn đầu tư chuồng trại, mở rộng quy mô đàn lợn nái 300 con, con giống làm ra từ chỗ bán giá thấp, bán chậm và cuối cùng là không bán được đã đẩy ông vào tình thế "sống dở, chết dở”. Để "nuôi báo cô” đàn lợn nái này, gia đình ông đã phải bán cả xe ô tô, nợ ngân hàng đã lên đến 4 tỷ đồng.


Hộ chăn nuôi xã Cư Yên (Lương Sơn) điêu đứng vì duy trì chăn nuôi lợn.

Trong tâm thế hăm hở sau khi thắng ở vụ bán lợn dịp cuối năm 2016, anh Bùi Văn Tứ ở xã Tử Nê (Tân Lạc) đầu tư trại nuôi 30 con nái. Chẳng ngờ ngay sau đó, giá lợn rớt thê thảm, lợn giống sản xuất ra lứa đầu bán túc tắc với giá rẻ bằng một nửa. Lứa 2 không bán được con giống nào. Buộc lòng, anh Tứ phải bỏ nái, chuyển sang nuôi lợn thịt nhằm gỡ gạc được đồng nào hay đồng nấy. Anh Tứ rầu lòng cho biết: "Hạch toán năm 2017, gia đình tôi thua lỗ 400 triệu đồng, đấy là công chăm sóc còn chưa tính đếm”.

Vẫn gặp khó tiêu thụ

Năm 2017, bà Phạm Thị Hạnh ở tổ 11, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) đầu tư nuôi lợn sạch với số lượng hơn 20 đầu con. Mục đích để cung cấp sản phẩm an toàn cho thị trường và bán dịp Tết được giá. Thế nhưng, lần này sang lần khác, tư thương đến bắt mua chỉ trả giá 40.000 đồng/kg lợn hơi, cao hơn chút đỉnh so với giá chung trên thị trường. Bán cả đàn thì lỗ nặng mà bán cho các hộ có nhu cầu thực phẩm sạch cũng trật trầy. Hiện tại, bà Hạnh còn 5 con lợn sạch thương phẩm, hạch toán đến nay bà lỗ 15 triệu đồng.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, sau thời gian phát triển "nóng”, thị trường sản phẩm thịt lợn đã dư thừa. Một nguyên nhân quan trọng hơn cả là kể từ khi con đường xuất lợn tiểu ngạch sang Trung Quốc bị "đóng băng”, chăn nuôi lợn trong nước gặp khó khăn về tiêu thụ. Trước đó, nguồn cung sản phẩm thịt lợn của ta chủ yếu sang nước này. Thông tin mới đây nhất, Trung Quốc vẫn dừng thu mua lợn của Việt Nam. Giá lợn hơi phía nước này hiện tương đương với giá tại thị trường nước ta. Năm 2018, đàn lợn của Trung Quốc sẽ tăng hơn 27 triệu con từ dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Cùng với hàng vạn người chăn nuôi cả nước, người chăn nuôi trong tỉnh đang sản xuất cầm chừng. Chăn nuôi nông hộ chủ yếu lẻ tẻ với số lượng vài ba con. Nhiều trang trại, gia trại sau khi kiệt quệ vì đầu tư chăn nuôi lợn hiện bỏ trống chuồng hoặc thoi thóp duy trì. Duy có chăn nuôi gia công cho các Công ty CP Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam theo phương thức doanh nghiệp cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu đầu ra là còn ổn định tiêu thụ nhưng việc tiêu thụ cũng đang chậm dần. Nếu như năm 2017 có thời điểm tại trung tâm lợn thịt xuất bán 2.000 con/ngày thì sang 4 tháng đầu năm nay, lượng xuất chuồng giảm còn 500 con/ngày.

Thay lời kết: Sản phẩm chăn nuôi ở mức dư thừa, thị trường tiêu thụ nội địa không xuể. Đây là hiện trạng đang xảy ra và dự báo còn kéo dài trong năm 2018. Người chăn nuôi và cơ quan quản lý e ngại việc giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh mới đây có thể có bàn tay "đưa đẩy” để kích thích thị trường, mức tăng sẽ không bền vững. Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi lợn trong tỉnh cần thăm dò, nghe ngóng tín hiệu thị trường, nên thận trọng, cân nhắc đầu tư sản xuất, tái đàn để tránh gặp thất bại, rủi ro.

 

Bùi Minh


Các tin khác


UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục