(HBĐT) - Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.


Theo Bộ Công Thương, năm 2017 là năm đặc biệt thành công của xuất khẩu với việc lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD, tính chung cả năm đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016. Công tác thị trường xuất khẩu đạt kết quả tích cực. Hàng hoá Việt Nam tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển nhiều thị trường mới. Cả năm 2017 có 28 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó 7 thị trường đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD, 4 thị trường trên 10 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.


Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.

Bước sang năm 2018, xuất khẩu của ta đứng trước nhiều cơ hội và cả những thách thức. Đó là, nhu cầu thế giới tiếp tục phục hồi. Theo lộ trình cam kết tại các FTA, thuế nhập khẩu cho các đối tác sẽ tiếp tục được xoá bỏ hoặc cắt giảm tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng của ta. Chính phủ, các Bộ, ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Song song với đó là những rủi ro, thách thức tiềm ẩn như: biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng vào gần đây. Xu hướng bảo hộ đang "trỗi dậy”. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về ATTP và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe...

Dưới sự điều phối của Bộ trưởng Bộ Công Thương, các địa phương, các Hiệp Hội lớn như Thủy sản, Dệt may, Da giầy… và một số Bộ, ngành liên quan đã trao đổi, thảo luận, tập trung vào những khó khăn, rào cản, những kiến nghị, đề nghị để tháo gỡ, thúc đẩy xuất khẩu.

Phát biểu kết luận, Đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra những rào cản, tồn tại đối với xuất khẩu hiện nay của Việt Nam, đó là thể chế pháp luật, môi trường cải cách hành chính chưa tốt, chưa thuận lợi; chi phí ở mọi khâu trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu còn cao, tác động đến yếu tố giá thành sản phẩm; năng lực sản xuất trong nước đòi hỏi phải tốt hơn nữa, nghiên cứu kỹ thị trường để sản xuất mặt hàng thị trường cần chứ không phải phải đưa ra mặt hàng mình có. Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tuc nghiên cứu, tìm ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu về trước mắt và lâu dài. Quan điểm của Chính phủ là các Bộ, ngành, các địa phương cần thay đổi tư duy chiến lược xuất khẩu. Chủ động, độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế để phát triển thị trường xuất khẩu bền vững. Tiếp tục thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng. Cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường…


Bùi Minh

Các tin khác


Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý, sử dụng hóa đơn

(HBĐT) - Nhằm góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế (NNT), nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCT về quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục