(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 60 km, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc có địa hình nhiều đồi dốc quanh co, hiểm trở, bị chia cắt bởi các con suối nhỏ. Xã có 10 xóm, 5 xóm nằm gần khu vực trung tâm xã, 5 xóm cách xa trung tâm xã từ 3 - 7 km. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, UBND xã ban hành các quyết định xây dựng đề án để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Được sự đồng thuận của nhân dân, nhiều hộ tích cực hiến đất, hiến tài sản trên đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho xóm. Đến nay, xã đã hoàn thành 7/19 tiêu chí.

Đồng chí Xa Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã hiện còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của nhân dân không đồng đều việc đóng góp vốn đối ứng rất hạn chế. Xã thiếu vốn nên việc đầu tư, phát triển các mục tiêu gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư Nhà nước chưa đáp ứng để xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng tại cơ sở. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2012 của BCH T.ư Đảng khoá X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nội dung về xây dựng nông thôn mới. Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng, đào tạo, tập huấn, lập quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới triển khai còn chậm so với tiến độ yêu cầu. Công tác tuyên truyền, thông tin về xây dựng nông thôn mới chưa được phổ biến sâu rộng, kịp thời đến các ngành các cấp và nhân dân trong xã. Địa hình nông thôn miền núi hiểm trở, thiếu mặt bằng xây dựng, rất khó khăn cho việc quy hoạch trung tâm văn hoá, xã hội của xã và các thôn xóm. Trình độ của một số cán bộ cơ sở còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và thực hiện các chương trình mục tiêu.

Một trong những khó khăn nhất trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Chum là tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và nhà ở khu dân cư. Là xã thuần nông, tuy có diện tích tự nhiên rộng hơn 5.000 ha nhưng diện tích canh tác chỉ hơn 500 ha. Diện tích đất nông nghiệp tập trung vào trồng lúa nước hơn 100 ha, ngô 400 ha, còn lại là cây sắn, khoai, đậu, lạc. Trong những năm qua, ngô là cây chủ lực của xã nhưng do giá xuống thấp, chi phí đầu tư cao nên nhiều hộ dân bỏ không canh tác. Do vậy, thu nhập của nhân dân thấp, chỉ đạt 17 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (chưa kể số hộ nghèo được bảo trợ) chiếm tới 53% dân số. Với thực trạng như vậy, Đảng ủy, UBND xã đã nỗ lực thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đưa cây trồng mới vào canh tác nhưng gặp nhiều khó khăn do giao thông cách trở, khó tiêu thụ.

Cũng theo đồng chí Xa Văn Tươi, trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển kinh tế Nghị quyết của Đảng bộ xã đề ra mục tiêu tập trung áp dụng khoa học, kỹ thuật đưa giống lúa mới vào canh tác, phát triển trồng rừng lấy gỗ, chăn nuôi gia súc… thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao của các cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để cộng đồng dân cư tham gia bàn bạc, thống nhất về quy chế quản lý nguồn lực, lựa chọn công trình, cơ chế đối ứng, đồng thời công khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, quy trình thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán để nhân dân giám sát và thực hiện. Thống nhất trong tổ chức thực hiện, việc quy hoạch và công bố quy hoạch đều được công khai. Thực hiện tuyên truyền, vận động tới toàn thể nhân dân về tầm quan trọng và lợi ích của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện, coi việc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm quyền lợi của mỗi hộ gia đình, cá nhân ủng hộ chính sách đối ứng như hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật tư, vật liệu sẵn có để giảm giá thành công trình.

Việt Lâm


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục