(HBĐT) - J02 là giống gạo Nhật Bản được đưa về trồng trên các vùng rẻo cao của huyện Đà Bắc. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp đã tạo nên loại gạo có chất lượng tuyệt vời, không những dẻo, thơm mà còn mang đến cho người thưởng thức vị giác đậm đà.


Nông dân xóm Bản Hạ, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thu hoạch lúa J02 vụ chiêm - xuân.

Cùng cán bộ phòng NN & PTNT đến với đồng đất Mường Chiềng, điểm đầu tiên xuống giống J02, tôi không khỏi thích thú khi tận mắt thấy những bông lúa J02 chín vàng, óng ả, trĩu bông hơn, bông nào bông nấy uốn cong, chắc mẩy. Chị Xa Thị Thủy ở xóm Nà Nguồm đang cùng chồng và cô con gái thu hoạch lúa J02 vụ chiêm- xuân. Chị Thủy cho biết: Trước đây, bà con trên này thường cấy các giống nhị ưu 838 hoặc lúa thuần BC15, bao thai… Những giống này có năng suất bằng hoặc thấp hơn giống gạo Nhật, gạo ăn hay bị cứng và quá trình sản xuất hay phải xử lý sâu bệnh nhiều hơn. Kể từ khi xuống giống J02, những nhược điểm này được cải thiện và khắc phục. Đặc biệt là khi gạo được nấu chín, cơm vừa dẻo, thơm hạt lại mềm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Được trồng thử nghiệm ở xã Mường Chiềng cách đây chừng 4 năm, J02 là giống lúa thuần dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, Công ty CP Công nghệ cao Việt Nam độc quyền sản xuất, phân phối. Thời điểm đó, mô hình triển khai tại 4 xóm: Nà Mường, Nà Nguồm, Bản Hạ, Nà Phang với 50 hộ tham gia. Các hộ trong mô hình cho rằng đây là giống lúa chất lượng cao, ưu việt. Quá trình sản xuất qua 8 mùa vụ, bà con nhận thấy, cây sinh trưởng và phát triển tốt, kiểu hình cứng cây, khả năng chống đổ, chịu rét, kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao hơn một số giống thuần khác, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha.

Hiện giờ, giống lúa J02 đã có mặt ở nhiều cánh đồng của huyện vùng cao này từ Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt, Tân Pheo đến Đoàn Kết, Cao Sơn, Hào Lý, Tu Lý… khẳng định sự thành công và tính lan rộng của mô hình. Theo đồng chí Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, hàng năm, trên địa bàn trồng khoảng 250 ha/2 vụ, vụ chiêm - xuân 2018 này trồng 130 ha, năng suất đạt trên 60 tạ/ha, sản lượng 780 tấn. J02 trồng tập trung tại xã Đồng Chum 15 ha, Mường Chiềng 40 ha, Tân Pheo 10 ha, Giáp Đắt 10 ha, Đoàn Kết 25 ha và Tu Lý 20 ha. Về quy trình trồng, chăm sóc giống lúa, bà con áp dụng quy trình do Sở NN & PTNT cung cấp.

Trong công cuộc tái cơ cấu trồng trọt, J02 đang được ngành nông nghiệp huyện lựa chọn đưa vào cơ cấu giống lúa với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ. J02 cũng đã trở thành giống gạo đặc sản của huyện Đà Bắc được tỉnh đưa vào danh mục các sản phẩm ưu tiên của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, là 1 trong 35 sản phẩm xúc tiến chứng nhận nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý trong giai đoạn.

UBND huyện cũng đã xây dựng, trình các thủ tục để gạo đặc sản J02 được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Hiện tại, thị trường tiêu thụ loại gạo này đang rộng mở, nhu cầu tiêu dùng lớn. Gạo J02 Đà Bắc đang thu hoạch, kết thúc thời gian sinh trưởng 135 - 140 ngày. Tại gian hàng nông sản của huyện có địa điểm ở phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình), khách hàng đã nườm nượp đến mua gạo J02, giá bán 20.000 đồng/kg.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt & BVTV, đây là loại gạo thơm ngon nổi tiếng của Nhật Bản có hạt tròn, cơm dẻo, thơm, vị đậm, hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất chống oxi hóa, giàu khoáng chất như Manesium, senenium giúp tạo năng lượng từ protein và tinh bột hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cân bằng lượng đường trong máu. Việc xây dựng thương hiệu gạo J02 Đà Bắc, tạo ra thương hiệu gạo đặc trưng của địa phương sẽ làm cho giá trị của sản phẩm này nâng lên, nhiều người biết đến, góp phần cải thiện đời sống nông dân trên địa bàn.

Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục