(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Yên Thủy có 4/12 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, gồm Ngọc Lương, Yên Lạc, Yên Trị, Phú Lai; 2 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Đoàn Kết, Lạc Hưng; đạt 2 chỉ tiêu là Bảo Hiệu, Lạc Sỹ; 3 xã đạt 1 chỉ tiêu là Đa Phúc, Hữu Lợi, Lạc Lương. Riêng xã Lạc Thịnh chưa đạt chỉ tiêu nào.


Với việc hoàn thiện tiêu chí về giao thông, xã Yên Lạc (Yên Thủy) là một trong những xã đầu tiên của huyện về đích NTM năm 2015.

Đây là vấn đề đặt ra bởi tiêu chí giao thông là một trong những tiêu chí khó, liên quan đến nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng đòi hỏi rất lớn. Chính vì vậy, huyện xác định tập trung và dành ưu tiên trước hết cho những xã đăng ký về đích NTM hàng năm. Bên cạnh đó, huyện huy động các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và sức dân để cải thiện hạ tầng giao thông nông thôn. Năm 2017, nguồn lực để huyện thực hiện tiêu chí số 2 đạt trên 30 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách của tỉnh 1,8 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 11 tỷ đồng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 500 triệu đồng, nguồn giảm nghèo và Chương trình 135 đạt 12,5 tỷ đồng và huy động trong dân gần 4,3 tỷ đồng.

Năm 2017, toàn huyện không có xã đạt tiêu chí số 2. Năm 2018, xã Đoàn Kết đăng ký đạt tiêu chí số 2. Đây là xã khu vực 2 có 8 km đường trục xã, liên xã đã nhựa hóa, đạt 100%. Tuy nhiên, trong 22 km đường trục thôn, xóm mới có 76,7% được nhựa hóa, bê tông hóa. 100% đường ngõ xóm đã đạt tiêu chuẩn sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong đó gần 20% km nhựa hóa, bê tông hóa, 24,4% km được cứng hóa bằng vật liệu khác. Đường trục chính nội đồng có chiều dài 21,7 km, trong đó 56,1% km cứng hóa. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, xã huy động 13,4 tỷ đồng thực hiện tiêu chí số 2, trong đó nguồn ngân sách Trung ương 3 tỷ đồng, ngân sách địa phương 8,4 tỷ đồng, huy động từ doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế khác 1 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 1 tỷ đồng.

Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2017 – 2020 vừa khởi động. Năm 2018, huyện Yên Thủy được phê duyệt đưa vào kế hoạch thực hiện 6,78 km/17 tuyến đường. Huyện ưu tiên nguồn lực cho xã Đoàn Kết đăng ký về đích NTM năm 2018 với tổng vốn trên 1,9 tỷ đồng; xã Lạc Thịnh đăng ký về đích NTM năm 2019 với tổng vốn trên 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án đang khởi động đầu tư nguồn vốn cho xây dựng, phát triển giao thông nông thôn. Đơn cử dự án Giảm nghèo thực hiện bê tông hóa đường vào các khu sản xuất: Cây Quèn, Bô Dô, Cây Sung, Bưa Cai, Hang Bứa, Đầm Định của xã Bảo Hiệu; đường vào các khu sản xuất Cẩy Bưởi đi Dặng Pheo, Đồng Vực, áng Táy, Bai Thịnh, Khụ Quê, Đồng Trôi, Thung Đôi, Đồng Khoảng, Đồng Cắm của xã Lạc Lương; đường vào khu sản xuất Đồng Gắm, Cây Quéo, xã Hữu Lợi; đường vào khu sản xuất xóm Đồng Bai, xã Lạc Hưng; đường vào khu sản xuất Đống Khoi, Thung Dăm, Đồng Hang đi Thung Trác, Bãi Vọc, xã Đa Phúc; đường vào khu sản xuất Suối Nuông, xã Lạc Sỹ…

Năm 2018 với sự quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển giao thông nông thôn, thúc đẩy thực hiện tiêu chí giao thông NTM, huyện Yên Thủy đã dành nguồn ngân sách 9,8 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đường vào xóm Cương, xã Hữu Lợi với chiều dài 2,5 km, đường Yên Trị - Đoàn Kết dài 2,02 km

Thu Hằng


Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục