(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã tích cực tiến hành dồn điền, đổi thửa, tạo ra những vùng sản xuất lớn theo hướng tập trung, chuyên canh cao, đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Lạc Thuỷ là huyện tiên phong thực hiện thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn về cây lúa. Mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn ở huyện Lạc Thuỷ được triển khai trong vụ mùa 2018 mở ra hướng đi tích cực trong sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao.


Để cụ thể hoá đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vụ xuân năm 2018, Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Công ty cổ phần giống nông nghiệp quốc tế đưa vào gieo cấy thử 3 ha giống lúa thơm chất lượng cao Bắc Hương 9 ở xã Phú Thành, Liên Hoà và Khoan Dụ với 42 hộ nông dân tham gia. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ tập huấn quy trình kỹ thuật gieo trồng, vật tư thiết yếu với mức tính cho 1 sào Bắc Bộ là 2 kg giống, 9 kg đạm, 25 kg super lân, 7 kg kaliclorua. HTX và tổ hợp tác tham gia liên kết gồm HTX Dịch vụ nông nghiệp Liên Sơn, xã Khoan Dụ; tổ hợp tác trồng lúa thôn Liên Hồng, xã Liên Hoà; tổ hợp tác trồng lúa thôn Rị, xã Phú Thành. Qua quá trình gieo trồng thử, giống lúa Bắc Hương 9 đã thể hiện những ưu điểm vượt trội, bước đầu khẳng định thích ứng trong sản xuất vụ xuân. Thời gian sinh trưởng trong vụ xuân khoảng 125-130 ngày, năng suất thực thu đạt 69 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt 38.805.000 đồng/vụ/ha, tính cả năm đạt 77.610.000 đồng/ha/năm. Với hiệu quả thiết thực của mô hình, vụ mùa này toàn huyện có 9/15 xã, thị trấn đã đưa vào gieo cấy giống lúa Bắc Hương 9 trên diện tích 121,7 ha gồm Thanh Nông 37 ha, Liên Hoà 30 ha, Phú Thành 8,5 ha, Lạc Long 8 ha, Yên Bồng 7 ha; Đồng Tâm 6,15 ha; Đồng Môn 5,7 ha; Hưng Thi 5,5 ha; Khoan Dụ 13,9 ha.


Mô hình thử nghiệm giống lúa Bắc Hương 9 ở xã Phú Thành, Lạc Thuỷ vụ xuân 2018 cho năng suất 69 tạ/ha mở ra hướng đi mới cho sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao.

Phó phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ Hoàng Đình Chính cho biết: Để triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn, huyện đã tiến hành làm thí điểm trước ở 3 xã với diện tích 3 ha giống lúa Bắc Hương 9. Đây là giống lúa thuần có chất lượng gạo khá ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Doanh nghiệp cung ứng giống cam kết đảm bảo năng suất cao hơn và cam kết thu mua nếu các hộ có nhu cầu bán cho doanh nghiệp. Theo đó huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở nhiều cuộc họp để giải đáp những thắc mắc cho bà con trong việc dồn điền, đổi thửa. Từ chỗ mỗi hộ gia đình phải canh tác trên nhiều thửa ruộng, đến nay bình quân mỗi hộ chỉ còn một, hai thửa. Bên cạnh đó, các hộ tham gia mô hình được tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong suốt quá trình phát triển của lúa; hỗ trợ 56 kg giống và hơn 1 tấn phân bón với kinh phí 60 triệu đồng cho các hộ. Cách thức canh tác thay đổi hoàn toàn so với tập quán sản xuất cũ, nhưng với sự trợ giúp từ chính quyền và ngành chức năng, người dân đã tự tin thực hiện, qua đó kết quả đạt được rất khả quan. Sau gieo cấy thí điểm vụ xuân, UBND huyện Lạc Thuỷ có văn bản đề nghị Chi cục Trồng trọt & BVTV, Sở NN&PTNT cho chủ trương thí điểm nhân rộng giống lúa này trên địa bàn huyện trong các vụ tiếp theo để làm cơ sở đánh giá đầy đủ hơn trong việc đưa giống lúa Bắc Hương 9 vào cơ cấu giống lúa chất lượng trong những năm tới trên địa bàn. Mục tiêu của huyện đến năm 2020 sẽ phát triển diện tích lúa chất lượng cao 15-20%.

ông Lê Ngọc ánh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần giống nông nghiệp quốc tế cho biết: Với chức năng sản xuất và cung ứng giống lúa, là đơn vị sở hữu bản quyền giống lúa Bắc Hương 9, chúng tôi kết hợp với một số đơn vị làm nông sản sản xuất gạo. Vụ xuân năm nay chúng tôi ký hợp đồng cung ứng giống, bảo lãnh năng suất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra trên các mô hình mà phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ đã triển khai. Vụ mùa diện tích đăng ký gần 100 ha chúng tôi tiếp tục triển khai bao tiêu sản phẩm cho nông dân với tỉ lệ 1-1,2 tức là giá nông sản tại địa bàn là bao nhiêu thì nhân với hệ số 1,2. Khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, DN và nông dân đều có lợi. Tuy nhiên, việc phá cam kết giữa hai bên vẫn thường xảy ra do nông dân chưa nhận thức rõ lợi ích sản xuất theo hợp đồng mà chạy theo giá cả. Bởi vậy để thu hút được DN tham gia rất cần chính quyền địa phương tăng tính hỗ trợ giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra giữa DN và nông dân trong vấn đề liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn để giảm bớt mối lo ngại của DN.

So với miền xuôi, việc sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Lạc Thuỷ có những khó khăn nhất định, trong đó có việc thay đổi trình độ canh tác, tập quán sản xuất của người dân. Việc triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn vụ mùa ở 9 xã với diện tích trên 121 ha chủ yếu là giống lúa Bắc Hương 9 thành công sẽ từng bước nhân rộng đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân huyện Lạc Thủy.

Box: Theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chí quy mô diện tích tối thiểu về cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất trồng trọt tỉnh Hoà Bình thì cánh đồng lớn có thể ở trên cùng một địa bàn thôn, xóm hay nhiều địa bàn thôn, xóm có cánh đồng liền kề. Diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn đối với cây lúa là 20 ha.


Hải Linh


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục