Những chuyên gia Nhật Bản đến tận các khu vườn ở Ðạ K’Nàng, xã vùng sâu vùng xa của huyện nghèo Ðam Rông (Lâm Ðồng) để thẩm định chất lượng chuối Laba. Sau khi gật gù khen chuối thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Nhật, đối tác đã đặt hàng với số lượng lớn.

Chuyên gia Nhật hướng dẫn nông dân ở xã Ðạ K’Nàng (Ðam Rông, Lâm Ðồng) sơ chế chuối. Ảnh: Kim Anh

Thay cà phê bằng trồng chuối

Cặp vợ chồng tuổi ngoài bốn mươi Nguyễn Huy Phương và Võ Thị Thu tất bật hướng dẫn hàng chục nhân viên thu hoạch, sơ chế và đóng gói chuối Laba trong vườn để xuất sang Nhật nên cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị gián đoạn. Anh Phương cho biết đã lập nghiệp ở Đạ K’Nàng 18 năm, chủ yếu trồng cà phê và buôn bán nông sản. Do cà phê bị sâu bệnh liên miên, giá cả trồi sụt thất thường nên anh quyết tìm hướng đi mới. Năm ngoái, anh "đầu quân” cho Hợp tác xã thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) để học hỏi kinh nghiệm trồng và xuất khẩu chuối Laba qua Nhật.

Tháng 4/2017, vợ chồng anh cùng 3 hộ khác ở Đạ K’Nàng phá bỏ 5 ha cà phê để trồng hơn 10.000 cây chuối Laba, loại chuối lâu đời và nổi tiếng của Lâm Đồng, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Chuối có hình dáng đẹp (thon dài và hơi cong), thịt chuối màu vàng sánh, dẻo và có hương thơm đặc trưng, từng được cung tiến cho vua triều Nguyễn nên còn có tên là chuối "Tiến vua”.

Từ tháng 7 năm nay, lô chuối Laba đầu tiên ở Đạ K’Nàng được xuất sang Nhật thông qua Cty Chuối Việt ở TPHCM. Trước khi xuất, các chuyên gia của Nhật Bản đến tận vườn hướng dẫn nông dân cách thu hoạch sao cho vỏ không bị dập và trầy xước. Buồng chuối được treo cao, rửa sạch, tẻ nhánh, tách quả, hong khô (bằng quạt gió) rồi đóng gói theo quy cách và trọng lượng mà đối tác yêu cầu. Khâu cuối cùng là dán nhãn, đóng thùng rồi vận chuyển bằng xe lạnh xuống TPHCM để xuất khẩu.

Sẽ mở rộng diện tích

Những ngày này, các chuyên gia nước ngoài đã đến xã Đạ K’Nàng để kiểm tra chất lượng, chuẩn bị cho lô chuối thứ 4 xuất khẩu sang Nhật. Chị Thu cho biết đối tác Nhật Bản có những yêu cầu khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ cho phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phải đảm bảo thời gian phun cách ly để thuốc phân giải hết trước khi thu hoạch. Về hình thức, vỏ phải trơn láng, trọng lượng quả vừa phải…, do đó phải thực hiện kỹ thuật bao buồng chuối trong vườn bằng túi nylon để tránh bị côn trùng chích hoặc bị sém nắng làm nám da.

Tuy nhiên bù lại giá thu mua của đối tác ổn định từ 8.000 - 9.000 đồng/kg. Chuối Laba cho thu hoạch quả quanh năm và với mức giá này có thể lãi 500 - 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với trồng cà phê. Đến nay đối tác phía Nhật đã mua hơn 40 tấn chuối Laba ở Đạ K’Nàng và tiếp tục đặt hàng từ 20 - 30 tấn/tuần. Để đảm bảo nguồn cung cho đối tác, anh Phương liên kết với một số hộ dân xuống giống thêm 10 ha chuối và dự kiến đạt quy mô diện tích 20 ha trong thời gian tới. Anh sử dụng cây giống nuôi cấy mô để vừa thuận lợi cho việc trồng chuối quy mô lớn vừa đảm bảo sạch bệnh. Từ khi xuống giống đến khi chuối cho thu hoạch chỉ mất một năm.

Ông Đoàn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đam Rông nói: Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối để xuất khẩu không quá khó, trong khi quỹ đất của địa phương còn rất nhiều. Do đó Hội sẽ tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích sản xuất, đón bắt thời cơ quý giá này để góp phần cải thiện đời sống người dân. Đam Rông là một trong những huyện nghèo nhất nước với gần 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo lên đến hơn 35%.

Ông Hay Ashi Yohei, chuyên gia đến từ Nhật Bản nhận định khí hậu ở Ðạ K’Nàng rất khác so với các vùng mà ông từng khảo sát. Chuối Laba ở đây có hương vị thơm ngon đặc biệt và phù hợp với khẩu vị của người Nhật.

 

                                                                                 Theo báo Tiền Phong

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục