Nhân sự kiện Việt Nam sắp đăng cai tổ chức sự kiện Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á (ASOSAI) lần thứ 14, trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết: "Đây là sự kiện chính trị ngoại giao quan trọng, thể hiện vị trí và vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trước quốc tế. Đại hội lần này là dịp để truyền thông đến bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước Việt Nam đang phát triển và đổi mới mạnh mẽ". Vì sao năm nay lại chọn chủ đề kiểm toán môi trường vì phát triển bền vững, thưa ông?


Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc.

- Chủ đề kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững là sáng kiến của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam. Chủ đề này sau khi đưa ra đã được 46 thành viên của ASOSAI Châu Á thống nhất cao. Chúng tôi chọn chủ đề này vì thế giới hiện nay đang đối mặt với nhiều nguy cơ đến từ môi trường. Chính vấn đề môi trường lại tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế. Đây là chủ đề sát thực với thực tiễn.

 

Vậy 4 ngày tổ chức, Đại hội sẽ diễn ra các hoạt động gì, thưa ông?

- Đại hội sẽ tổ chức các diễn đàn theo chuyên đề bàn về kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ nêu lên các khó khăn vướng mắc trong quá trình kiểm toán. KTNN Việt Nam sẽ trao đổi về mục tiêu, tiêu chí về phát triển bền vững, các quy trình, phương pháp chuẩn mực về kiểm toán môi trường, thống nhất các vấn đề về kiểm toán môi trường, tăng cường năng lực cho các thành viên của ASOSAI khi thực hiện mục tiêu này.

Chúng tôi sẽ bầu ra ban điều hành, bàn về kế hoạch chiến lược phát triển, ngân sách của ASOSAI trong nhiệm kì tới, bàn về kế hoạch đào tạo để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các SAI thành viên trong ASOSAI.

Mục đích cuối cùng là ASOSAI có mục tiêu chung, tiếng nói chung. Chúng tôi sẽ chia sẻ quy trình và kinh nghiệm để kiểm toán Châu Á để nâng cao năng lực. Từ đó thực hiện mục tiêu chung là ASOSAI đoàn kết, cởi mở.

Vậy Kiểm toán Việt Nam sẽ mang đến kinh nghiệm gì chia sẻ với các nước?

- KTNN Việt Nam có thế mạnh về kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Trong những năm qua, KTNN có nhiều đóng góp trong hoàn thiện chính sách, quá trình quản lý và điều hành tài chính công và tài sản công.

Một số lĩnh vực như kiểm toán công nghệ thông tin là kiểm toán mới mẻ ở Việt Nam. Kiểm toán môi trường, kiểm toán về tài nguyên khoáng sản là hạn chế của KTNN Việt Nam.

Thông qua đại hội ASOSAI lần này, KTNN Việt Nam sẽ chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm từ các SAI của các nước khác.

Đại hội ASOSAI 14 diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22.9.2018 với chủ đề "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”.

Điểm nhấn đặc biệt là lần đầu tiên ASOSAI ban hành Tuyên bố Hà Nội. Đây là văn kiện chính thức quan trọng của Đại hội nhằm truyền tải thông điệp quan trọng nhất của Đại hội ASOSAI 14 và phản ánh những cam kết, hành động của ASOSAI đối với cộng đồng khu vực và thế giới trong lĩnh vực kiểm toán công. Tuyên bố Hà Nội sẽ khẳng định nỗ lực và đóng góp thiết thực của cộng đồng ASOSAI theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu trên cơ sở kết quả thảo luận về chủ đề "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”.

Đại hội ASOSAI là Cơ quan cao nhất trong bộ máy tổ chức của ASOSAI, nơi họp mặt của tất cả người đứng đầu các SAI thành viên ASOSAI và được tổ chức 3 năm một lần.

ASOSAI được thành lập năm 1979, hiện có 46 thành viên, hoạt động vì mục tiêu thúc đẩy sự biểu biết, hợp tác giữa các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thông qua việc trao đổi các ý tưởng, kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán công, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực của các SAI thành viên.

                                                                          Theo báo Lao Động

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục