(HBĐT) - Sau gần 3 năm, chúng tôi trở lại thôn Niếng, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh. Chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ở diện mạo nông thôn, đời sống người dân cũng được cải thiện đáng kể. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người thôn Niếng đã tăng lên 17,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 25%.


Sải bước trên con đường bê tông khang trang, sạch sẽ, đồng chí Bùi Văn Dư, Trưởng thôn Niếng cho biết: "Theo thống kê năm 2015, thu nhập bình quân đầu người toàn thôn chỉ đạt gần 10 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 35%. Nguyên nhân chính dẫn đến con số khiêm tốn trên do địa hình cách trở, nhiều đồi núi và mạng lưới sông, suối dày đặc. Hệ thống hạ tầng thiết yếu cơ bản như đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương chưa được cứng hóa. Tuy nhiên, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Tại thời điểm đó, chính quyền xã và người dân gặp khó khăn trong việc xác định mô hình kinh tế chủ lực để nâng cao thu nhập”.


Năm 2017, gia đình chị Bùi Thị Phượng ở thôn Niếng, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) thu về gần 100 triệu đồng từ mô hình trồng keo và chăn nuôi.

Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã Hưng Thi đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân năng động, sáng tạo, tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế. Trong đó, keo được xác định là cây trồng chủ lực với tổng diện tích trên 300 ha, diện tích đến kỳ thu hoạch 60 ha. Hầu hết các hộ đều duy trì trồng từ 1- 2 ha, một số hộ mở rộng diện tích trên 10 ha. Giá trị 1 ha keo chu kỳ 5 năm có thể thu về từ 45- 60 triệu đồng, tùy theo chất lượng. Bên cạnh đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, các hộ dân duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm với số lượng trên 3.400 con. Ngoài ra, một số mô hình mới như trồng cây có múi, trồng ớt được các hộ đầu tư trồng thử nghiệm. Từ đó, một số hộ tiêu biểu đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, điển hình như gia đình các ông, bà: Bùi Tiến Trung, Bùi Văn Thắng C, Bùi Thị Phượng…

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Phượng, hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế của xã. Hiện nay, gia đình chị Phượng trồng 9 ha keo, trong đó 8 ha trong thời kỳ kinh doanh. Bên cạnh đó, gia đình chị đầu tư xưởng chế biến đồ mộc gia dụng. Chị Phượng cho biết: "Trước kia kinh tế gia đình tôi chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vất vả mà không đủ tiền để trang trải cuộc sống. Từ năm 2011, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở rộng diện tích trồng keo và phát triển đa dạng các ngành nghề như chăn nuôi gà, chế biến đồ mộc gia dụng… Hiện nay, cây keo được xác định là cây trồng chủ lực, 1 ha keo chu kỳ 5 năm giống tốt có thể thu 45- 50 triệu đồng. Năm 2017, gia đình thu về trên 100 triệu đồng từ các mô hình kinh tế”.

Để hỗ trợ, giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, xã đã phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho trên 100 hộ vay vốn với tổng dư nợ 4 tỷ đồng. Hàng năm, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức từ 2- 3 buổi tập huấn, chuyển giao KHKT.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay khiến chính quyền xã và người dân thôn Niếng trăn trở đó là đường giao thông. Trục đường giao thông liên xã từ thôn Niếng dẫn ra khu vực tiêu thụ sản phẩm tại đường Hồ Chí Minh dài 12 km, đi qua thôn Thơi, Cui - xã Lạc Hưng (Yên Thủy) đã xuống cấp trầm trọng.

Đồng chí Trưởng thôn cho biết thêm, trong thời gian tới, người dân thôn Niếng mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện các trục đường giao thông, hệ thống thủy lợi, giúp người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế mới.


Đức Anh


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục