Khoảng 100 hộ dân ở Khánh Hòa đang điêu đứng khi tôm hùm nuôi bán trong dịp Tết bất ngờ chết chưa rõ nguyên nhân.


Tôm hùm chết hàng loạt, người dân ở Cam Ranh bán tháo mong gỡ vốn. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ngày 3/12, nhiều thương lái tập trung dọc bờ biển phường Cam Thuận, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thu mua hải sản, trong đó chủ yếu tôm hùm các hộ dân nuôi lồng bè bị chết.

Bà Võ Thị Bảy (41 tuổi, khu phố Thuận Hải) cho biết, gia đình bà có hơn 30 lồng nuôi tôm hùm với khoảng 30.000 con ở vịnh Cam Ranh.Sau bão Usagi (bão số 9) ít hôm, bà thấy tôm chết vài con, nhưng sau đó tăng dần số lượng. Lúc lặn kiểm tra, họ thấy nước dưới tầng đáy đục ngầu, bốc mùi thối liền dời lồng đến nơi khác, song tôm vẫn lờ đờ, chết hàng loạt.


Bà Bảy vớt tôm hùm trên 70 lồng bè chết đưa vào bờ. Ảnh:Xuân Ngọc.

Đến hôm nay, toàn bộ số lồng tôm của bà với trọng lượng 0,3-1 kg mỗi con đã chết sạch. "Loại này thường có giá gần triệu đồng mỗi kg, giờ bị chỉ bán được 100.000-200.000 đồng. Đợt này, gia đình tôi lỗ khoảng một tỷ đồng", bà rầu rĩ.

Nhiều hộ dân khác cũng rơi vào cảnh tương tự. Trong đó, ông Trịnh Bảy (56 tuổi) cho biết, toàn bộ tiền tích góp bao năm gia đình đổ dồn xuống 70 lồng tôm, hy vọng bán dịp Tết, nhưng giờ mất trắng.

"Chúng tôi tìm đủ cách nhưng chẳng cứu được, đành bán tháo nhưng có nhiều con chết bốc mùi thương lái không mua", chủ lồng buồn bã nói.


Thương lái phân loại tôm hùm chết sau khi thu mua. Ảnh:Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch TP Cam Ranh - cho hay, ngoài phường Cam Thuận, một số phường khác lân cận đã xảy ra tình trạng tôm chết sau mưa bão. Hiện đã có khoảng 100 hộ nuôi tôm hùm ở địa phương bị ảnh hưởng.

Theo ông Dũng, do các hộ có tôm chết nằm rải rác nên chưa thể thống kê được số lượng. Lực lượng chuyên trách của địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân. "Chúng tôi đang thống kê thiệt hại của từng hộ dân để có đề xuất hỗ trợ", ông Dũng nói.

TheoVnexpress

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục