Ngày 26/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp của ngành ngân hàng góp phần hạn chế tín dụng đen.



Tín dụng đen hoành hành

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực phối hợp cùng với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen. Qua tổng hợp báo cáo nhanh của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, ngành ngân hàng đã phối hợp theo đề nghị của cơ quan công an, chính quyền địa phương tham gia xử lý 218 vụ việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành phố với tổng số tiền khoảng 117 tỷ đồng. Trong đó, 72 vụ việc đã xử lý, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 vụ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng cho biết, đối tượng mà tín dụng đen nhắm tới là cá nhân có công việc không ổn định, cần tiền gấp khi có việc đột xuất như ma chay, cưới hỏi hay người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít am hiểu về hoạt động vay vốn.

Đặc biệt, đối tượng mà tín dụng đen nhắm tới là cờ bạc, cá độ bóng đá khi vay núp bóng dưới hình thức là tiệm cầm đồ, mạng xã hội, công ty tư vấn đầu tư. Tín dụng đen tiếp cận người dân qua việc dán các tờ rơi ở cột điện, tường rào khu dân cư…, cho vay không thế chấp mà chỉ cần thẻ sinh viên, chứng minh thư…

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tín, khi dụng đen đổ vỡ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hậu quả kinh tế xã hội, mất an toàn trật tự, gây ra đòi nợ thuê bất hợp pháp, gây mất trật tự an ninh, nguy hiểm tới tính mạng của người đi vay. Nhiều trường hợp vay tín dụng đen bị đổ vỡ dẫn đến mất nhà, tài sản, đảo lộn cuộc sống, cơ hội làm ăn của người dân.

Do hoạt động ngầm nên phần lớn các vụ việc liên quan đến tín dụng đen chỉ được phát hiện khi đổ vỡ. Mặc dù cơ quan thanh tra đã phát hiện xử lý nhiều vụ việc liên quan tín dụng đen và có thông tin cảnh báo người dân nhưng tình trạng này vẫn tồn tại.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ về các hình thức tín dụng đen lãi suất cắt cổ núp bóng dưới hình thức cho vay trực tuyến, vay ngang hàng (P2P Lending) gây bức xúc trong xã hội trong thời gian qua.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, gần đây xuất hiện xu hướng một số đối tượng ẩn danh và núp bóng giao dịch trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền; hoặc biến tướng để huy động tài chính đa cấp khiến người cho vay, người đi vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp.

Đặc biệt,đã có hiện tượng nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng rất tinh vi dưới hình thức hoạt động cầm đồ hoặc kết hợp với các nền tảng P2P Lending để cho vay với mức lãi suất rất cao, vượt xa mức trần lãi suất 20% được quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Trước những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia các nền tảng P2P Lending, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ thông tin, thận trọng khi tham gia các nền tảng này. Người dân cầntiếp cận vốn qua kênh tín dụng ngân hàng, chính thống, không bị rơi vào bẫy lừa đảo tín dụng đen.

Dưới góc độ cơ quan công an, ông Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an cũng cho biết, thời gian qua, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen diễn biến phức tạp.

Các đối tượng cho vay nặng lãi cho vay rất nhanh gọn nhưng lại gắn nhiều thủ đoạn đòi nợ. Trong trường hợp người vaykhông trả nợ thì bỏ nhà đi trốn, nhưng trốn cũng không xong vì bị xã hội đen tìm đến người thân, cơ quan...

Ông Tám ví tín dụng đen như "cướp ngày,” gây bất ổn trong xã hội dẫn đến nhiều loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.Đáng lưu ý, tín dụng đen không chỉ có ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, mà các không công nghiệp - khu chế xuất, thành phố lớn...

 

Tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức


Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chỉ rõ, tín dụng đen là vấn đề mà cả xã hội bức xúc. Việc ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen là trách nhiệm của nhiều cấp ngành...

Ngân hàng Nhà nước xác định có trách nhiệm trong triển khai giải pháp của mình để người dân tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đời sống, đặc biệt ở vùng nông nghiệp nông thôn khó khăn, người nghèo.

Chính vì vậy, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy tín dụng đối với lĩnh vực này, mới đây nhất là Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP cho phù hợp hơn với thực tế triển khai nông nghiệp trong tình hình mới với nhiều điểm đột phá.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, Nghị định 116 đã nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.

"Việc nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng này góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế tình trạng khách hàng thiếu vốn sản xuất kinh doanh và không có tài sản bảo đảm phải tìm đến các nguồn vốn khác như tín dụng đen,” ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cam kết sẽ đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho người dân và doanh nghiệp nếu co nhu cầu để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng mà không phải cần đến nguồn tín dụng đen.

Để đẩy mạnh hơn nữa tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn, thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với hệ thống pháp luật liên quan, chủ trương của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập.

Ngoài ra, ngành này sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định về cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu vay vốn của người dân; Ưu tiên thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.../.

 

Theo Việt Nam Plus

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục