(HBĐT) -Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đang được thúc đẩy. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng cao của người dân.


Siêu thị Hoàng Sơn Plaza của Công ty CP đầu tư Sơn Anh đã triển khai chương trình bình ổn dịp Tết với tổng nguồn vốn tự bình ổn 3 tỷ đồng.

Kể từ tháng 10 - 11/2018, Công ty CP thương mại Định Nhuận - một trong những nhà phân phối thương mại hàng đầu của tỉnh đã lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Theo bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty, do năm nay kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài (9 ngày) nên doanh nghiệp đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa sớm hơn mọi năm, nguồn cung hàng hóa phong phú, đa dạng. Doanh nghiệp cũng chủ động tổ chức mạng lưới các điểm bán hàng từ siêu thị Vì Hòa Bình đến hàng nghìn cửa hàng, đại lý tuyến huyện, thành phố và mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa tới khu vực vùng sâu, vùng xa. Tổng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết năm nay lên đến 100 tỷ đồng.

Đặc biệt, 3 doanh nghiệp thương mại lớn của tỉnh đã chủ động tham gia chương trình bình ổn thị trường và thực hiện cam kết đảm bảo bán hàng bình ổn dịp cuối năm 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, thời gian thực hiện từ ngày 1/12/2018 - 15/2/2019. Đó là Công ty TNHH Anh Phong với số tiền tự bình ổn 25,17 tỷ đồng, Công ty CP thương mại Định Nhuận 3 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư Sơn Anh 3 tỷ đồng. Tổng số tiền các doanh nghiệp tham gia tự bình ổn trên 31,17 tỷ đồng. Các mặt hàng bình ổn bao gồm 9 nhóm: Lương thực (các loại gạo, mì tôm...), thực phẩm (tươi sống, đông lạnh, công nghệ và chế biến...), dầu ăn, nước chấm, bột ngọt, sữa, rượu các loại (trừ rượu ngoại), bia, nước giải khát.

Qua khảo sát ở các chợ, sức mua tại thời điểm này chưa tăng cao do chưa phải thời điểm mua sắm Tết. Sức mua trên thị trường sẽ tăng dần vào dịp cận Tết theo quy luật. Việc chuẩn bị nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất, dự trữ hàng hóa và mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư, các hoạt động sản xuất - kinh doanh để hoàn thành kế hoạch năm... là nguyên do khiến cho thị trường từ nay đến Tết sẽ có sự biến động, sức mua tăng cao, tập trung vào nhóm hàng thực phẩm, tiêu dùng. Dự báo sức mua hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ tăng khoảng 15% so với Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Với tập quán tiêu dùng truyền thống, nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá tươi...), thực phẩm công nghệ (bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước ngọt, dầu ăn...), hàng may mặc, giày dép và nguyên liệu (xăng, dầu). Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, xu hướng nhân dân mua tích trữ để tiêu dùng trong Tết những năm gần đây giảm, lượng dự trữ vừa đủ tiêu dùng trong 2 - 3 ngày Tết. Sức mua tập trung cao vào những ngày giáp Tết và vài ngày sau Tết. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng thêm đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn của các cơ sở sản xuất có uy tín. Đối với nhóm hàng thực phẩm công nghệ, nhu cầu tiêu dùng tập trung vào mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có mẫu mã bao bì đẹp và hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ các loại hoa tươi, quả tươi cũng sẽ tăng ở thị trường từ đô thị tới nông thôn do đời sống kinh tế của nhân dân ngày một cải thiện, sức mua tập trung cao vào các ngày giáp Tết.

Tình hình giá cả thị trường trên địa bàn hiện không có biến động lớn. Giá các loại lương thực ổn định, chất lượng hàng hóa trên thị trường đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng. Tỉnh ta đang tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, thu nhập trung bình và thấp. Sở Công Thương phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, phao tin thất thiệt về cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không tham gia và tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương nhận định: Càng sát Tết, thị trường hàng hóa sẽ có nhiều biến động do sức mua tăng mạnh, tập trung vào các nhóm hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, với việc đảm bảo cân đối cung - cầu trong dịp Tết thông qua nỗ lực chuẩn bị dự trữ nguồn hàng, cam kết đưa ra giá bán bình ổn thị trường của các doanh nghiệp, cùng với việc tổ chức tốt mạng lưới cung ứng hàng hóa, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, các hoạt động khuyến mại, giảm giá sẽ góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường dịp Tết.

                                                                                         Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục