(HBĐT) - Xuân Phong là một trong những xã có địa hình cao của huyện Cao Phong nên mùa đông ở nơi đây khắc nghiệt hơn so với các xã lân cận. Trong những ngày giá rét vừa qua, người dân xã Xuân Phong đã và đang tập trung che chắn chuồng trại để bảo vệ đàn gia súc.

Xuân Phong là xã thuần nông, thu nhập của bà con đến từ làm nông nghiệp và chăn nuôi. Với điều kiện tự nhiên có đồi núi nên việc chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả vẫn còn phổ biến ở xã thuộc khu vực 135 này. Theo đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chăn nuôi gia súc là hướng phát triển kinh tế chủ lực của xã. Hiện nay, xã có trên 1.000 con trâu, hơn 300 con bò, hơn 2.000 con lợn và trên 100 con dê. Là xã thuộc vùng khó khăn nên con trâu, con bò là tài sản lớn đối bà con. Với địa hình đồi núi cao hơn các khu vực lân cận nên vào mùa đông, nhiệt độ ở Xuân Phong thấp hơn vùng huyện từ 2 – 3oC, ở những xóm vùng cao như xóm Mừng thì mùa này luôn chìm trong mây mù. Do đó, việc giữ ấm cho gia súc trong mùa đông, nhất là những ngày rét đậm, rét hại như mấy ngày qua luôn được chính quyền xã quan tâm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Trong những ngày vừa qua, UBND xã đã tổ chức đoàn xuống các xóm kiểm tra việc phòng, chống đói, rét cho gia súc của các hộ dân. Qua kiểm tra nhận thấy, các hộ dân đã chủ động nhốt và che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc.


Gia đình anh Bùi Văn Chung, xóm Rú Giữa, xã Xuân Phong (Cao Phong) xây chuồng trại kiên cố và quây bạt xung quanh để giữ ấm cho gia súc.

Đến xóm Rú Giữa, có thể thấy, chuồng trại chăn nuôi của các hộ dân đều được che chắn khá cẩn thận. Ông Bùi Văn Hưng, Phó Trưởng xóm Rú Giữa cho biết: Các hộ dân trong xóm nuôi trâu, bò chủ yếu theo hình thức nuôi nhốt. Vào mùa đông, việc che chắn chuồng trại, tích trữ thức ăn cho gia súc đã trở thành việc làm thường xuyên của bà con nên những năm gần đây, xóm không có gia súc bị chết đói, chết rét. Hàng năm, ban quản lý xóm đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt việc tiêm phòng cho gia súc theo kế hoạch của cấp trên. Tuy nhiên, từ đầu mùa đông đến nay, trong xóm có 1 con bò và 1 con bê bị chết. Nguyên nhân là do hộ dân chăn thả trong những thời tiết giá rét. Còn các hộ khác hiện vẫn che chắn chuồng trại, bảo vệ tốt gia súc của mình.

Gia đình anh Bùi Văn Chung, xóm Rú Giữa nhiều năm nay duy trì nuôi 1 con trâu, 1 con bò theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo. Để bảo vệ tốt nhất cho vật nuôi, gia đình anh đã xây chuồng nuôi khá kiên cố. Anh Chung cho biết: Gia đình nuôi nhốt để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ trồng mía, trồng ngô, chỉ thỉnh thoảng mới thả ra ngoài cho đỡ cuồng chân. Còn vào mùa đông, nhất là những ngày giá rét như vừa qua, gia đình tôi phải dùng bạt che kín gió xung quanh chuồng. Hằng năm, gia đình đều thực hiện việc tiêm phòng để vật nuôi luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài những xóm làm tốt việc bảo vệ vật nuôi trong mùa đông, theo đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã cho biết, ở Xuân Phong vẫn còn không ít hộ dân chủ quan, chăn thả gia súc khi thời tiết rét đậm, rét hại. Mặc dù, so với những năm trước đây, số lượng gia súc thiệt hại trong mùa đông đã giảm, chủ yếu rơi vào những con non, già yếu. Tuy nhiên, với mặt bằng dân trí chưa đồng đều và tâm lý chủ quan, ở Xuân Phong vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia súc bị đói, rét trong những đông giá rét như này. "Với diễn biến thời tiết phức tạp, dự báo còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc bà con che chắn chuồng trại, chủ động nguồn động nguồn thức ăn và không chăn thả gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại”, đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong (Cao Phong) cho biết.


                                                                            Viết Đào


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục