(HBĐT) -Ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lạc Thủy đã đặt mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân thông qua phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, thời gian qua, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng NTM đã làm thay đổi kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện.


Mô hình trồng dưa trong nhà lưới của Công ty Hòa Bình GAP theo chuỗi liên kết tại xã Phú Thành (Lạc Thủy)   đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bắt tay thực hiện Chương trình xây dựng NTM, từ xuất phát điểm thấp, số tiêu chí bình quân năm 2011 đạt 4,92 tiêu chí/xã. Thực tế đó, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo các xã đánh giá lại thực trạng sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó huyện xác định, "điểm nghẽn" lớn nhất trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn là đất đai manh mún, nhỏ lẻ; việc đầu tư dàn trải, thiếu sự liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, huyện đã chỉ đạo các xã tập trung dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành cánh đồng lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nâng cao vai trò của HTX trong việc hỗ trợ hộ dân phát triển sản xuất, tạo chuỗi giá trị, mối liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, huyện vận dụng tối đa các cơ chế của tỉnh, chủ động xây dựng chính sách nhằm kêu gọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, từ đó tạo đà cho công tác xây dựng NTM.

Nhờ chú trọng phát triển nông nghiệp nên huyện Lạc Thủy đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có giá trị kinh tế cao. Đến nay, vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung đã cơ bản hình thành, diện tích đạt 1.208,8 ha. Huyện có 4 chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế, gồm 2 chuỗi liên kết trồng ớt xuất khẩu, trồng rau an toàn quy mô trên 20 ha; 1 chuỗi trồng lúa chất lượng cao quy mô 130 ha; 1 chuỗi chăn nuôi gà Lạc Thủy quy mô 10.000 con.
Bên cạnh đó, huyện tích cực thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn, đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi; 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ. Đồng thời, toàn huyện có 84 trang trại đạt tiêu chí cho thu nhập bình quân trên 528 triệu đồng/ năm. Việc thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn được quan tâm. Trong năm 2018, các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào sản xuất rau an toàn, cây dược liệu theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị như: Công ty nông nghiệp sạch Lạc Thủy, Công ty TNHH Ớt Việt Nam, Công ty cổ phần xanh miền Bắc, Công ty dạy nghề Sinh Lộc...

Ngoài ra, huyện phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn. Đặc biệt, làng nghề chế tác đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành không ngừng phát triển, thu hút lao động, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập cho các hộ thành viên...

Sau 8 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người dân, diện mạo nông thôn huyện Lạc Thủy thay đổi tích cực. Giao thông đảm bảo đi lại thông suốt, đường xã cứng hoá đạt 94,5%. Các công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. 100% hộ được sử dụng điện lưới. Toàn huyện có 24/35 trường học đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa mỗi năm được đầu tư xây dựng, nâng cấp đảm bảo các tiêu chí xây dựng NTM. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 95,5%. Năm 2018, thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 36,33 triệu đồng/người. 13/13 xã đạt tiêu chí số 10 và tiêu chí số 12; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 11,66%; 10/13 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.

Hết năm 2018, số tiêu chí bình quân của huyện Lạc Thủy đạt 16,92 tiêu chí/xã, được tỉnh đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng NTM. Toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 3 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Huyện Lạc Thủy đặt mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020. 

                                                                                              Đinh Thắng


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục