(HBĐT) - Sau một thời gian triển khai mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”, đàn lợn của gia đình anh Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) đã phát triển lên đến hơn chục con. Đây chính là nền tảng để gia đình anh Cang và nhiều gia đình khác trong xã như Hàng A Bô, Phàng A Sồng, Sùng A Si... từng bước vươn lên thoát nghèo.


Mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa” ở xã Pà Cò đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Gia đình anh Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy vốn có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính. Do vậy, trong nhiều năm liền, đến mùa giáp hạt, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, từ khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 3 con lợn sinh sản giống bản địa theo chương trình "Chăn nuôi lợn bản địa”, đời sống gia đình anh Cang bắt đầu có bước chuyển biến. Từ 3 con lợn giống ban đầu được hỗ trợ, sau hơn 1 năm, gia đình anh đã nhân rộng và duy trì phát triển đàn lợn lên được hơn chục con. Đây được xem là nền tảng để từng bước thảo gỡ khó khăn, tạo lập cuộc sống dần ổn định.

Theo Sùng A Đô ở xóm Chà Đáy, trước đây, việc chăn nuôi lợn bản địa của người dân hoàn toàn theo hướng thả rông, hoang dã. Do vậy, tính bình quân từ khi nuôi đến khi xuất bán trung bình đàn lợn chỉ đạt khoảng 10 - 15 kg/con. Từ khi thực hiện mô hình, việc chăn nuôi đã thay đổi theo hình thức bán hoang dã, ngoài việc thả rông để lợn tự kiếm ăn, các hộ chăn nuôi còn bổ sung thêm nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như rau, cám, cây chuối, thức ăn dư thừa... Do vậy, hiệu quả kinh tế đã được nâng lên rõ rệt. Đáng kể nhất là trọng lượng xuất bán từ 15kg/con tăng lên khoảng 25 - 35 kg/con trong cùng một thời gian chăn nuôi (khoảng 10 tháng). Với giá bán 120.000 đồng/kg, bình quân mỗi con lợn khi xuất bán đạt từ 3 - 4,2 triệu đồng/con. Nhờ đó, nhiều gia đình từ chỗ hoàn cảnh khó khăn như: Phàng A Sồng, Hàng A Bô, Sồng A Cang hay Sùng A Si đã có thêm nguồn thu, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống bằng sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương theo phương thức sản xuất mới.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: trước đây và hiện nay, trên địa bàn xã, người dân duy trì việc chăn nuôi lợn theo hình thức thả rông, hoang dã theo hướng tự sản, tự tiêu. Do vậy, hiệu quả kinh tế đem lại hầu như không đáng kể. Tuy vậy, năm 2018, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, xã Pà Cò đã triển khai mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”. Mô hình có quy mô 60 con với 20 hộ tham gia. Trong đó, chủ yếu là các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Quá trình triển khai thực hiện mô hình, các hộ đều được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao và khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: xây dựng chuồng trại; chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn qua từng giai đoạn; vệ sinh phòng bệnh tổng hợp cho lợn; phương pháp sử dụng thuốc thú y để chữa một số bệnh thường xảy ra ở lợn... Việc hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình triển khai thực hiện mô hình theo hình thức "cầm tay, chỉ việc” đã từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng chăn nuôi của người dân. Nhờ đó, việc thực hiện mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Đáng chú ý, sau quá trình triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại hiệu quả tích cực. Từ chỗ có 60 con lợn giống ban đầu, đến nay, xã đã phát triển tổng đàn lợn theo chương trình lên đến hàng trăm con. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình từ hoàn cảnh khó khăn đã từng bước ổn định cuộc sống. 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục