(HBĐT) - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh thông qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc DTLCP tại địa bàn và xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nhiệm vụ phát triển KT-XH, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn và các sản phẩm của lợn. Giữ vững ổn định tốc độ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Thị Kim Cúc cho biết: Để chủ động phòng, chống DTLCP, trung tuần tháng 12/2018, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch triển khai các biện pháp ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với DTLCP vào địa bàn huyện. Đồng thời, kiện toàn Ban chỉ đạo, thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng trừ sâu bệnh cây trồng trên địa bàn huyện. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các xóm, bản, khu dân cư, Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, công điện, thông báo khẩn về tình hình, triệu chứng và các biện pháp cấp bách phòng, chống DTLCP được các ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn, xóm, bản, khu dân cư triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm tra phòng, chống bệnh dịch được triển khai đồng bộ tại 13/13 xã, thị trấn và các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi có số lượng lợn lớn.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn, đầu tháng 1/2019, UBND huyện Yên Thủy ban hành quyết định kiện toàn chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên địa bàn, yêu cầu lực lượng liên ngành chốt kiểm dịch di chuyển từ xã Yên Trị xuống xã Ngọc Lương. Ngày 8/3/2019, UBND huyện tiếp tục ban hành quyết định thành lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết là địa bàn giáp ranh với huyện Nho Quan (Ninh Bình) để kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Luật Thú y. Đồng chí Nguyễn Đức Anh, cán bộ thú y Chốt kiểm dịch động vật Ngọc Lương cho biết: Lực lượng liên ngành tại 2 chốt kiểm dịch động vật của huyện phối hợp chặt chẽ và duy trì hoạt động 24/24h. Quá trình thực thi công vụ, các chốt gắn việc kiểm tra với tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc ứng phó, phòng chống hiệu quả DTLCP.

Đầu tháng 3, huyện Yên Thủy đã phân bổ 897 lít thuốc sát trùng, tổ chức hướng dẫn người dân ở 13 xã, thị trấn thực hiện vệ sinh khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc chất sát trùng. Bà Phạm Thị Sơn, xóm Trường Sơn, xã Ngọc Lương cho biết: Đàn lợn của gia đình tôi chỉ có 6 con. Được cán bộ thú y hướng dẫn và được cấp thuốc sát trùng, tôi cùng các hộ trong xóm đã thực hiện vệ sinh định kỳ, đến nay, đàn lợn vẫn an toàn.
Thông qua hoạt động theo dõi, giám sát, ngày 11/3/2019, lực lượng Công an và Dân quân xã Ngọc Lương phát hiện tại khu vực mương ông Đảm, dọc theo đê Năm Căn khu vực giáp ranh với xã Đồng Phong, huyện Nho Quan có nhiều bao tải chứa lợn và gia cầm chết vứt bừa bãi. Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND huyện Yên Thủy đã phối hợp với UBND huyện Nho Quan chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền xã Ngọc Lương và Đồng Phong huy động lực lượng tiêu hủy toàn bộ số lợn chết không rõ nguyên nhân, không rõ nguồn gốc. Đồng thời, phun vôi và hóa chất khử trùng,tiêu độc nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.


Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) huy động lực lượng phun vôi,hóa chất khử trùng,tiêu độc nơi phát hiện lợn chết không rõ nguồn gốc, nguyên nhân nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. 

Với 3 doanh nghiệp, 4 trang trại, 100 gia trại và 1.500 hộ chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn của huyện Yên Thủy hiện có trên 774.000 con. Ngoài ra, trên địa bàn có 54 cơ sở giết mổ gia súc, 3 điểm tập kết, trung chuyển lợn với công suất từ 100-200 con/ngày. Nhờ tập trung đồng bộ các giải pháp và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ tích cực của người dân, đến nay, huyện Yên Thủy chưa phát hiện ổ DTLCP trên địa bàn. Tuy nhiên, với địa giới giáp ranh với các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa là 2 tỉnh đã công bố bệnh DTLCP và gần 20 km đường Hồ Chí Minh đi qua, nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát DTLCP rất cao. Đặc biệt, trong thời điểm bệnh dịch đang bùng phát khiến việc tiêu thụ lợn của các hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khiến người dân khá lúng túng và bức xúc. Thực tế đó đòi hỏi các cấp, ngành tiếp tục vào cuộc quyết liệt hơn, sớm có giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lợn và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.

Đức Phượng

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục