(HBĐT) - "Đến thời điểm này, chưa có địa phương nào thông báo xảy ra tình trạng hạn hán trên diện rộng. Nhưng không vì thế mà chủ quan, từ nay đến cuối vụ sản xuất, các địa phương, đơn vị tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn nhằm đảm bảo tốt nguồn nước tưới cho sản xuất vụ xuân năm 2019” - đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết.


Mô hình trồng thanh long ruột đỏ xã Kim Bình (Kim Bôi) được đánh giá cao vì chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và áp dụng hệ thống tưới hiện đại giúp tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả canh tác. 

Ghi nhận từ các địa phương cho thấy, từ khi bắt đầu sản xuất vụ xuân 2019 đến nay, diễn biến thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất trồng trọt, nguồn nước tưới cơ bản đáp ứng nhu cầu. Trước đó, mùa mưa năm 2018 có tổng lượng mưa trung bình đạt 2.445 mm (cao hơn 366 mm so với năm 2017), xuất hiện nhiều đợt mưa có cường suất lớn, tập trung và kéo dài hơn trung bình nhiều năm qua. Do đó, mực nước tại các ao, hồ, sông, suối dồi dào hơn so với trung bình nhiều năm. Mực nước tại các hồ chứa cơ bản đạt cao trình thiết kế nên đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước để làm đất, gieo trồng các loại cây trong vụ.

Theo đánh giá của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND các huyện, thành phố: Tại thời điểm bắt đầu triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019 (khoảng trung tuần tháng 10/2018), mực nước trong các hồ chứa hoạt động bình thường, đạt khoảng từ 80 - 90% dung tích; đối với các hồ có hư hỏng chỉ đạt khoảng 60 - 65% dung tích. Trong khi đó, kế hoạch sản xuất vụ đông xuân đã được thống nhất với tổng diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh khoảng 15,3 nghìn ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên 35,8 nghìn ha, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả trên 11,4 nghìn ha. Nhìn chung, với diện tích này, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh có thể đảm bảo nguồn nước tưới chủ động cho khoảng 80%, trong đó phục vụ cấy hết diện tích lúa và một phần diện tích trồng màu. 

Đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá lại nguồn nước trước khi chính thức bắt đầu vụ sản xuất mới, các địa phương đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đây chính là giải pháp quan trọng hàng đầu trong kế hoạch phòng, chống hạn cho sản xuất vụ xuân năm nay, góp phần giúp các địa phương chủ động đối phó với tình hình thiếu nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán ngay từ đầu vụ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất. Rất đáng ghi nhận là các địa phương đều quán triệt thực hiện giải pháp này ngay từ đầu vụ, nên đến thời điểm này vẫn chủ động kiểm soát được nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất, chưa có địa phương nào thông báo xảy ra tình trạng hạn hán trên địa bàn.

Thống kê sơ bộ đến thời điểm này, toàn tỉnh đã chuyển đổi gần 2.000 ha cây trồng vụ xuân. Diện tích chuyển chủ yếu là đất lúa 1 vụ, đất không chủ động được nước hoặc những vùng canh tác không có công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Nhìn chung, việc chuyển đổi đều bám sát định hướng chuyển sang các loại cây có nhu cầu sử dụng nước ít hơn, cho giá trị kinh tế cao hơn cây trồng cũ nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng và hiện trạng đất sản xuất.

Cùng với đó, nhiều biện pháp khác đang được UBND các huyện, thành phố tích cực chỉ đạo để nâng cao hiệu quả quản lý, điều tiết nước phục vụ sản xuất: Phát động toàn dân đào, đắp khơi thông dòng chảy, phát quang bờ mương, mái đập tạo điều kiện dẫn nước thuận lợi nhất đến đồng ruộng. Đôn đốc các đơn vị quản lý công trình thủy lợi chú trọng quản lý chặt chẽ nguồn nước, thực hiện điều tiết nước theo đúng kế hoạch sản xuất, xây dựng lịch cấp nước cho từng cánh đồng, trong đó ưu tiên những cánh đồng chuyên canh lớn. Cử cán bộ thường xuyên phối hợp với cơ sở nắm bắt tình hình hạn hán trên địa bàn, hướng dẫn nhân dân chủ động trong sản xuất, sử dụng nước hợp lý và hạn chế tối đa việc để thất thoát nguồn nước tưới… 

Tại Công văn số 360/SNN-TL ngày 13/3/2019, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tiếp tục tăng cường quản lý, sử dụng nguồn nước hợp lý, chủ động triển khai thực hiện Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I năm 2019 từ cuối tháng 3. Các nội dung này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hạn cho sản xuất vụ xuân, tạo đà thuận lợi để toàn tỉnh triển khai tốt kế hoạch sản xuất vụ hè thu và vụ đông năm 2019.


                                                                      Thu Trang   


Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục