(HBĐT) - Sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn của huyện Kỳ Sơn đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, huyện tập trung tối đa nguồn lực phát triển giao thông nông thôn (GTNT), coi đây là tiền đề xây dựng NTM. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 5/9 xã đạt chuẩn NTM.

 
Hệ thống đường GTNT xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được đầu tư cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương của nhân dân.

Dân Hạ là xã về đích NTM năm 2018. Nhận thức được tầm quan trọng của GTNT đối với phát triển KT-XH của địa phương, phong trào làm đường GTNT được xã triển khai tích cực. Nhờ thực hiện tốt công tác "Dân vận khéo” và quy chế dân chủ ở cơ sở, xã chủ động lồng ghép các nguồn vốn, huy động tối đa nội lực trong dân đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để làm đường GTNT. Giai đoạn 2011 - 2018, xã dành nguồn lực trên 7,2 tỷ đồng cho phát triển giao thông, trong đó, người dân hiến 9.900 m2 đất 2 lúa, 1.000 m2 đất vườn và 460 m2 đất rừng sản xuất. Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 70% đường trục thôn, xóm được cứng hóa; trên 55% đường ngõ xóm được bê tông sạch, đẹp; trên 55% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hóa cho bà con. GTNT phát triển góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, tăng giá trị thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 39,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,8%.

Xác định phát triển GTNT là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Thời gian qua, huyện Kỳ Sơn tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT với mục tiêu bê tông hóa, hoàn chỉnh hệ thống cầu, đường nối liền các xã, thị trấn. Từ đó, nhiều địa phương đã thực hiện tốt phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT, diện mạo làng quê ngày càng khởi sắc.

Theo thống kê, tổng số km đường bộ hiện có của huyện Kỳ Sơn là 239 km. Trong đó, đường bê tông nhựa 13,7 km; đường nhựa 68,9 km; đường bê tông xi măng 95,4 km; đường cấp phối 52,7 km; đường đất 5,54 km. Giai đoạn 2011 - 2018, tổng nguồn vốn huy động cho phát triển GTNT của huyện đạt trên 103 tỷ đồng, trong đó, nguồn từ Chương trình xây dựng NTM trên 43 tỷ đồng, nguồn ngân sách T.Ư trên 7 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương trên 46 tỷ đồng, nguồn huy động từ nhân dân 6,8 tỷ đồng. Riêng năm 2018, huyện dành 7 tỷ đồng để thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông. Hết năm 2018, huyện có 6 xã đạt tiêu chí số 2 là: Hợp Thịnh, Mông Hóa, Hợp Thành, Dân Hòa, Phúc Tiến, Dân Hạ; xã Phú Minh đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2; 2 xã đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Độc Lập, Yên Quang. Năm 2019, xã Phú Minh phấn đấu đạt tiêu chí số 2 và về đích NTM.

Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Hàng năm, huyện phát động triển khai thực hiện chiến dịch "Toàn dân tham gia làm đường GTNT”. Theo đó, các xã huy động nhân dân đóng góp ngày công cải tạo, nâng cấp các tuyến đường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống, rãnh, đắp đất bù vênh làm đường GTNT. Đồng thời, huyện dành kinh phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường huyện, đường xã, xóm. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã đảm bảo kết nối tới các xã, đường huyện và đường tỉnh. Tỷ lệ km đường huyện cơ bản đạt chuẩn theo quy hoạch và cứng hóa 100%. Đối với các xã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM, huyện yêu cầu trong quá trình sử dụng phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, bổ sung biển báo để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

                                                                             Đinh Thắng

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục