(HBĐT) - Chiều 28/3, Hội đồng thẩm đình chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tổ chức hội nghị thẩm định nghiệm thu Đề án chương trình OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị. 


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội động thẩm định phát biểu kết luận hội nghị.

Tại hội nghị, đơn vị tư vấn đã nêu thực trạng phát triển các sản phẩm của tỉnh cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tỉnh trong phát triển và thương mại hóa các sản phẩm đặc trưng truyền thống. Theo đó, nội dung đề án OCOP tỉnh xác định sản phẩm dịch vụ OCOP tập trung vào 6 nhóm ngành hàng, gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Xác định lựa chọn 2-3 sản phẩm chủ lực tại mỗi huyện; 9-10 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh dự kiến nằm trong các chuỗi cam Cao Phong, cá tôm Sông Đà, bưởi đỏ Tân Lạc, gà Lạc Thủy, lợn bản địa, rau an toàn để tập trung củng cố, nâng cấp chuỗi theo hướng gia tăng giá trị, chủ động phân phối tiếp thị. Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 210 loại sản phẩm OCOP, cụ thể giai đoạn 2018-2020 có 96 sản phẩm; giai đoạn 2021-2030 phát triển thêm 114 sản phẩm. Khi xác định được các sản phẩm chủ lực sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đào tạo nhân lực thực hiện chương trình. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 596 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách Nhà nước trên 206 tỷ đồng; kinh phí lồng ghép từ các dự án, kế hoạch đang triển khai trên địa bàn tỉnh trên 62 tỷ đồng; kinh phí huy động trên 327 tỷ đồng. Đề án cũng đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ và 9 nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện chương trình OCOP tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung của đề án và tham mưu đề xuất đóng góp ý kiến vào đề án.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhấn mạnh: Chương trình OCOP tỉnh là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo của tỉnh. Do đó cần xác định sản phẩm chủ lực, chủ thể sản xuất để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi thế của tỉnh đạt tiêu chuẩn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước hướng tới xuất khẩu. Giai đoạn 2019-2020, các địa phương cần tập trung vào 6 nhóm sản phẩm chủ lực và 50 sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan thường trực là Sở NN&PTNT phối hợp với đơn vị tư vấn trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ chỉnh sửa hoàn thiện lại đề án chậm nhất đến ngày 30/4 phải hoàn thành trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành.


                                                                                      Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục