Quách Tùng Dương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hòa Bình
 
(HBĐT) - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng và then chốt của TP Hòa Bình trong tiến trình hội nhập và phát triển, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn. Do đó, ngay khi triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực chung tay xây dựng NTM, xác định "sức dân” chính là nguồn lực quan trọng, tất yếu trong xây dựng NTM, đồng thời khẳng định vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình triển khai, thực hiện. 

Một trong những kinh nghiệm của TP Hòa Bình trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM là huy động sức dân. Nổi bật là công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu hiệu, hội thi, sân khấu hóa... Đồng thời, lựa chọn xây dựng các công trình điểm, mô hình điểm, đặc biệt trong huy động sức dân xây dựng nhằm tạo ra những việc làm, những cá nhân đóng vai trò là "người thật, việc thật” xây dựng NTM, mà chính nhân dân là những người được thụ hưởng từ các công trình, mô hình, việc làm thiết thực đó.

Trong 8 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, TP Hòa Bình đã huy động tổng nguồn lực đầu tư trên 800 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương 66 tỷ đồng; ngân sách của tỉnh 95 tỷ đồng; ngân sách thành phố gần 215 tỷ đồng; từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 70 tỷ đồng; vốn huy động từ nhân dân gần 95 tỷ đồng với 51 tỷ đồng tiền mặt, gần 20 tỷ đồng quy đổi từ ngày công lao động và trên 23 tỷ đồng quy đổi từ nhân dân hiến đất, vật liệu... Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông tại 7/7 xã trên địa bàn thành phố được bê tông hóa đạt tiêu chuẩn về hạ tầng giao thông; 100% xã có cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, điện, nhà ở dân cư đạt tiêu chuẩn; 7/7 xã có nhà văn hóa và khu thể thao xã; 100% xóm (58 xóm) có nhà văn hóa, khu thể thao đảm bảo theo quy định.



Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hòa Bình và các sở, ngành tham gia trồng cây lưu niệm trong khuôn viên trường Tiểu học xã Sủ Ngòi. 

Bên cạnh những đóng góp của nhân dân trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, TP Hòa Bình đã lồng ghép và khơi dậy sức dân trong phát triển kinh tế. Với quan điểm xây dựng NTM không đơn giản là xây dựng những con đường mới, những cây cầu mới, mà xây dựng NTM là phải tạo được nguồn thu nhập mới cho nhân dân. Do đó, những chính sách trong đầu tư phát triển sản xuất đã được thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện mạnh mẽ. Trong 8 năm, bằng nhiều nguồn vốn, thành phố đầu tư, thực hiện hơn 100 mô hình phát triển sản xuất, tổ chức gần 300 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, cải tạo vườn tạp chuyển đổi sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi… Hiện nay, TP Hòa Bình đã quy hoạch vùng cấy lúa chất lượng cao diện tích 120 ha, vùng nuôi trồng thủy sản 550 ha, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm 150.000 con, trên 1.000 lồng cá vùng lòng hồ sông Đà cho hiệu quả kinh tế cao, bước đầu hình thành mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố đạt 57 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,31%; 91% lao động khu vực nông thôn trên địa bàn có việc làm và thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, nhân dân các xã trên địa bàn thành phố còn đóng góp không nhỏ trong xây dựng các thiết chế văn hóa. Hiện nay, TP Hòa Bình là một điểm sáng trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, mỗi gia đình đã phát huy vai trò tiên phong trong xây dựng NTM. Toàn thành phố có 91% gia đình văn hóa, 80% thôn, xóm văn hóa, 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đặc biệt, nhiều nét văn hóa đặc sắc, đậm bản sắc tiếp tục được nhân dân giữ gìn và phát huy như: văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường, Tết Nhảy của bà còn dân tộc Dao xã Thống Nhất… Thành phố đang tiếp tục tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh trên địa bàn, nhằm từng bước xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng gắn với du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố.

Tám năm xây dựng NTM, TP Hòa Bình là đơn vị cấp huyện đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Thuận lợi, khó khăn tuy còn nhiều, nhưng kinh nghiệm quan trọng nhất mà TP Hòa Bình có được chính là huy động "sức dân”, đây chính là yếu tố quan trọng và là điều kiện cần và đủ để phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng NTM. Bởi quan điểm xây dựng NTM tại TP Hòa Bình luôn thực hiện theo lời dạy của Bác "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhờ có sức dân, TP Hòa Bình tiếp tục đoàn kết và chung tay xây dựng NTM kiểu mẫu và xây dựng xã NTM nâng cao.



Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục