(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được huyện Kỳ Sơn tích cực triển khai. Đây được xem là "đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra ít nhất tại mỗi xã một hoặc nhiều sản phẩm chủ lực, có lợi thế so sánh, tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.


Qua rà soát, toàn huyện hiện có 30 sản phẩm thế mạnh, thuộc 5 nhóm sản phẩm. Đây là các sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Trong đó, nhóm thực phẩm có 22 sản phẩm,nhóm đồ uống 1 sản phẩm,nhóm thảo dược4 sản phẩm,nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí2 sản phẩm, nhóm dịch vụ du lịch nông thôn1 sản phẩm. Tổng doanh thu trung bình của các sản phẩm khoảng 90 tỷ đồng/năm. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm làtrong tỉnh và các tỉnh lân cận.


HTX nuôi ong xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quy mô 1.200 thùng ong đang xây dựng thương hiệu mật ong.

Trên cơ sở đăng ký ý tưởng sản phẩm tiêu biểu của các xã, UBND huyện Kỳ Sơn đã đăng ký 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn huyện năm 2019 gồm: sản phẩm mật ong quy mô 1.985 thùng ong(trong đó, HTX nuôi ong xóm Văn Tiến,xã Dân Hạ 1.200 thùng ong; hộ Nguyễn Văn Hà, xóm Tân Lập, xã Dân Hòa 200 thùng ong; hộ Nguyễn Văn Chường, Đinh Xuân Hài, xóm Đoàn Kết, xã Phúc Tiến 395 thùng ong; hộ Mai Văn Chữ, thị trấn Kỳ Sơn 190 thùng ong); sản phẩm miến dong của HTX Tiến Phú, xóm Phú Châu, xã Phú Minh quy mô 350 kg miến khô/ngày;sản phẩm rượu đinh lăng của hộ Đào Thị Hồng An và Dương Thị Hương,khu 3, thị trấn Kỳ Sơn quy mô 30 chai/ngày.

Trao đổi về triển vọngkhitriển khai Chương trình OCOP, đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Cơ hội từ chương trình sẽ rất lớn, khitất cả các xã, thị trấn trong huyện xác định được các sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung phát triển, đồng thời tham mưu kịp thời để ngành chức năng xem xét, có lộ trình giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho các xã đang gặp phảinhư vấn đề xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Chương trình OCOPnếu được triển khai tốt sẽ rất thiết thực, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, chương trình sẽ thổi một luồng gió mới giúp các xã của huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới,từ nâng cao tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trước mắt, huyệnchọn sản phẩm nổi bật để phát triển trước rồi dầnnhân rộng,tiếp tục đầu tư hạ tầng, vận động các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề tập trung sản xuất sản phẩm chất lượng, đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển mô hình "Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

 

Hải Linh


Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục