(HBĐT) - Ở tỉnh ta, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 73%, có 6 dân tộc sống tập trung là Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông. Tỉnh có 99 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã đặc thù và 99 thôn, bản ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Xác định vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc và công tác dân tộc là cơ bản, trọng yếu, lâu dài, các cấp ủy, chính quyền đã chú trọng lãnh đạo ổn định tình hình vùng đồng bào dân tộc; tăng cường vận động đồng bào các DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng dân tộc.


Nhờ được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để thúc đẩy phát triển KT - XH, những năm qua, đồng bào dân tộc Dao xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã chủ động đưa cây trồng có giá trị hàng hóa xuống đồng ruộng, góp phần cải thiện thu nhập gia đình.

Trong năm 2018, các huyện, thành phố đã quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc, nhất là đối với hộ DTTS nghèo trong dịp lễ, Tết. Phòng Dân tộc các huyện, thành phố chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền triển khai các chương trình, dự án, chính sách, kế hoạch; tăng cường phối hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng sâu, xa, ĐBKK.

Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện hiệu quả. Tỉnh quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu; huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án trên cùng địa bàn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân ở các xã, thôn, bản ĐBKK. Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện Chương trình 135, năm 2018, tỉnh được giao 165.279 triệu đồng (vốn đầu tư 122.574 triệu đồng, vốn sự nghiệp 42.705 triệu đồng). Qua đó, nhiều công trình ở các xã, thôn, bản ĐBKK đã được hỗ trợ hoàn thiện và khởi công mới cũng như duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư.

Nhiều gia đình DTTS, hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế. Các nội dung hỗ trợ cho hộ và nhóm hộ phù hợp, thiết thực gắn với nhu cầu thực tế của người dân và thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập bền vững.

Phát huy hiệu quả Chương trình 135, trong năm 2019, tỉnh ta được T.Ư phân bổ tổng kinh phí 170.226 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư 122.576 triệu đồng, vốn sự nghiệp 47.650 triệu đồng) để tiếp tục thực hiện đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất; duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư; nâng cao năng lực cho cán bộ cộng đồng. Đến nay, Ban Dân tộc đã phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phân bổ vốn theo kế hoạch cho UBND các huyện và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Theo đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc chủ động tổng hợp, rà soát điều chỉnh bổ sung, thay thế người có uy tín. Qua đó đã trình UBND tỉnh phê duyệt công nhận danh sách 1.631 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên toàn tỉnh. Năm qua, Ban phối hợp với Báo Hoà Bình đặt mua và chuyển phát 504.485 tờ Báo Hòa Bình; đặt mua, chuyển phát 168.142 tờ Báo Dân tộc và phát triển cấp cho người có uy tín. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Yên Thủy, Lạc Thủy và TP Hòa Bình. Tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của người có uy tín với 75 đại biểu và tổ chức đoàn đại biểu gồm 47 người (trong đó có 40 đại biểu người có uy tín tiêu biểu) trong đồng bào DTTS của tỉnh đi học tập kinh nghiệm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội.

Cũng trong năm 2018, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức 4 lớp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào DTTS cho 240 người tại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), Do Nhân (Tân Lạc) và học sinh trường Hang Kia A, Hang Kia B, xã Hang Kia (Mai Châu). Cùng với đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn đã được thực hiện hiệu quả. Năm qua, toàn tỉnh được giao nguồn vốn 12.466 triệu đồng, trong đó kinh phí cấp giống cây trồng 4.040 triệu đồng; kinh phí cấp hỗ trợ muối iốt 1.814 triệu đồng; cấp tiền mặt 6.612 triệu đồng, thực hiện cấp hỗ trợ trực tiếp cho 31.627 hộ với 130.264 khẩu. UBND các huyện đã cấp phát cho các đối tượng thụ hưởng hoàn thành 100% kế hoạch giao.

Từ những hoạt động thiết thực thực hiện chính sách dân tộc đã giúp đồng bào vùng DTTS trong tỉnh tiếp tục được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước để góp phần phát triển KT - XH, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, giữ vững AN-QP. Nhờ đó đã tạo niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy bà con nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bình Giang


Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục