(HBĐT) - Thông qua việc xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cho thu nhập cao, Đội Lâm trường Tu Lý (trực thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình) đã định hướng và giúp người dân vùng cao Đà Bắc chuyển biến nhận thức trong phát triển kinh tế từ rừng.


Cán bộ Đội lâm trường Tu Lý (Đà Bắc) hướng dẫn người dân thực hiện mô hình thâm canh rừng.

Năm 2019 là năm thứ hai Đội Lâm trường Tu Lý triển khai thử nghiệm mô hình trồng bạch đàn mô. Nguồn giống nuôi cấy mô được sản xuất ngay tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, chiều cao bình quân mỗi năm tăng bình quân 2,5 - 3m, khả năng chịu hạn, chịu rét, chống đổ tốt. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã thử nghiệm mô hình, thời gian từ trồng cho đến thu hoạch là 7 - 8 năm, đường kính bình quân đạt 16 cm, thu nhập bình quân đạt 120 - 150 triệu đồng/ha, cao gấp 2,5 - 3 lần so với trồng các giống thông thường. Đội đã đưa vào trồng trên diện tích khoảng 10 ha, hình thức sản xuất liên kết giữa Đội và các nhóm hộ.

Việc triển khai các mô hình trồng rừng trong nhiều năm qua cũng được lựa chọn thực hiện theo hướng liên kết. Đội có 6 cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất, làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thi công. Phía Đội cung cấp nguồn giống, vật tư, giám sát kỹ thuật. Thực hiện trồng, chăm sóc là người lao động địa phương được Đội trả lương thời vụ với mức chi trả 180.000- 200.000 đồng/ngày công. Hàng năm, Đội luôn đảm bảo thực hiện đúng và vượt kế hoạch trồng rừng được huyện phân bổ chỉ tiêu (từ 70 - 100 ha rừng/năm), mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 8.500 lượt lao động.

Theo đồng chí Trịnh Văn Kiên, Đội trưởng Đội Lâm nghiệp Tu Lý, kể từ khi thành lập cho đến nay, Đội đã tập trung xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh, qua đó, định hướng cho người dân áp dụng thực hành thâm canh trong sản xuất. Với đặc điểm điều kiện kinh tế, thu nhập của nhân dân địa phương, mô hình được Đội lựa chọn là trồng rừng gỗ nhỏ, chù kỳ sản xuất 7 - 8 năm thay vì mô hình trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kéo dài trên 10 năm. Các loại giống thâm canh là cây bạch đàn cao sản và keo tai tượng nguồn gốc nước ngoài. Về đầu tư chi phí ở năm đầu vào khoảng 25 triệu đồng/ha, năm thứ 2 khoảng 9 triệu đồng/ha, năm thứ ba khoảng 4,5 triệu đồng/ha. Ở những năm sau gần như không phát sinh chi phí mà chỉ phải bỏ công bảo vệ. Hạch toán sau chu kỳ 7 năm cho khai thác đạt thu nhập bình quân 85 triệu đồng/ha. So sánh mô hình trồng rừng thâm canh với các giống rừng trồng sản xuất trong dân như bồ đề, trẩu, keo lai thì thu nhập mang lại cho người dân cao hơn 1,7 - 1,8 lần.

Tháng 5 là tháng cao điểm trồng rừng. Thực hiện các liên kết với nhóm hộ, Đội Lâm trường Tu Lý tích cực chuẩn bị hiện trường sản xuất, phát dọn, cuốc hố, bỏ phân. Theo kế hoạch trồng rừng được giao của năm là 100 ha, Đội phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước tháng 8/2019. Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó phòng NN & PTNT huyện cho rằng: Mô hình lâm nghiệp trồng cây gỗ nhỏ được Đội Lâm trường Tu Lý triển khai từ nhiều năm nay đã định hướng cơ bản về tư duy, nhận thức và chuyển biến về phương thức trồng rừng kinh tế của người dân. Đặc biệt là mô hình thử nghiệm trồng bạch đàn cao sản giống nuôi cấy mô đang được người trồng rừng quan tâm. Trong tổng diện tích trồng rừng mới hàng năm của huyện từ 800 ha trở lên/năm, Đội Lâm trường Tu Lý luôn đảm bảo diện tích trồng mới 100 ha được giao theo kế hoạch, góp phần phát triển và duy trì độ che phủ rừng của huyện đạt 61%.

 Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục