Bài 2 - Còn nhiều doanh nghiệp chây ỳ không chịu di dời

(HBĐT) - Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND TP Hòa Bình đã 2 lần ban hành thông báo gửi đến các đơn vị tập kết kinh doanh cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn biết để thực hiện việc di chuyển bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) đến vị trí quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 12/12/2017). Tuy nhiên, các đơn vị vẫn cố tình không chấp hành.


Điểm tập kết kinh doanh cát gần Cửa hàng xăng dầu Tây Bắc (phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình) không phù hợp với quy hoạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa chịu di dời.

Trước thực trạng trên, UBND TP Hòa Bình đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các phường, xã chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tiến hành đóng cửa các bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi sử dụng đất sai mục đích để tập kết kinh doanh cát, sỏi 2 bên bờ sông Đà. Đồng thời, thành lập tổ công tác liên ngành, giao Công an thành phố là lực lượng nòng cốt kiểm tra và có biện pháp xử lý các đơn vị cố tình vi phạm, không chấp hành. Song song với đó, UBND TP Hòa Bình phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vị trí TKCS theo quy hoạch; phối hợp với Sở GTVT trong việc đình chỉ hoạt động các bến thủy nội địa không phù hợp với quy hoạch tại Quyết định số 2488 của UBND tỉnh.

Thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra trên 50 lượt phương tiện, bến thủy nội địa, chủ tàu thuyền, phương tiện vận chuyển cát, sỏi lên các bãi tập kết đã hết thời hạn cấp phép hoạt động bến thủy nội địa (trong đó đã lập biên bản xử lý vi phạm 31 trường hợp) và đề nghị UBND các phường, xã xử lý theo thẩm quyền.

Đến nay, mới có 5/16 đơn vị dừng TKCS. 11 đơn vị cố tình tập kết vào các giờ nghỉ và ngày nghỉ, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Khi các lực lượng chức năng đến xử lý thì các chủ thuyền, chủ bến cố tình tránh mặt, không phối hợp. Đặc biệt, vào khoảng 10h20 ngày 12/5/2019, tổ công tác liên ngành của thành phố sử dụng canô tuần tra, kiểm soát việc TKCS khu vực hạ lưu đập thủy điện thuộc địa bàn TP Hòa Bình, phát hiện 1 tàu chở cát mang số hiệu HN-1968 do ông Phan Hữu Đạo (SN 1975) tại khu 3, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) điều khiển, đang neo đậu tại bến thủy nội địa (bến ông Nghĩa, thuộc tổ 15, phường Đồng Tiến đã bị đình chỉ hoạt động bến thủy nội địa), nhưng lái tàu Phan Hữu Đạo không chấp hành hiệu lệnh của tổ công tác, có hành vi chống đối. Công an TP Hòa Bình đã ra quyết định tạm giữ phương tiện và tạm giữ hành chính đối với lái tàu Phan Hữu Đạo để làm rõ hành vi chống đối người thi hành công vụ.

Qua tìm hiểu được biết, trong quá trình kiểm tra, xử lý và di chuyển các bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi không đúng quy hoạch đã gặp một số khó khăn, vướng mắc như việc thu hồi giấy chứng nhận, thanh lý hợp đồng thuê đất đối với các đơn vị tập kết kinh doanh cát, sỏi thuộc 2 bờ sông Đà không phù hợp với quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt theo kiến nghị của UBND thành phố và theo kết luận của Thanh tra Sở TN&MT về việc quản lý, sử dụng đất đối với doanh nghiệp kinh doanh cát, sỏi 2 bờ sông Đà chưa được triển khai. Một số đơn vị chức năng của tỉnh và T.Ư đóng trên địa bàn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, xử lý, các chủ tàu, thuyền thường có hành vi né tránh, không xuất hiện để hợp tác làm việc…

Ngoài ra, thời gian qua, UBND TP Hòa Bình nhận được nhiều ý kiến kiến nghị của các đơn vị tập kết, kinh doanh cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch, như: Các đơn vị đã được thuê đất theo quy định, nay phải di chuyển thì phương án bồi thường, hỗ trợ được tính toán thế nào? Các vị trí theo quy hoạch cát, sỏi mới (quy hoạch theo Quyết định số 2488 của UBND tỉnh) các đơn vị có phải thỏa thuận với người dân không hay sẽ được Nhà nước giao đất sạch?…

Bên cạnh những khó khăn trên, khó khăn lớn nhất đối với UBND TP Hòa Bình là hiện nay các quy định pháp luật không có chế tài xử lý đối với các trường hợp kinh doanh cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch (đặc biệt là các đơn vị đã được cho thuê đất từ trước và đã đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng vào kinh doanh cát, sỏi), kể cả một số trường hợp sử dụng đất ở của người dân vào kinh doanh cát, sỏi cũng không có quy định để xử lý (chỉ có quy định xử phạt việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích kinh doanh, dịch vụ). Do đó, nếu phải sử dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện theo quy hoạch, nhiều khả năng sẽ dẫn tới đơn thư, khiếu kiện kéo dài gây bức xúc.

Bày tỏ quan điểm về việc đền bù, hỗ trợ các doanh nghiệp sau di dời, đồng chí Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Trước hết, đề nghị các doanh nghiệp (DN) khai thác, kinh doanh cát, sỏi cần phải chấp hành tốt theo đúng quy định và các thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Hiện, Sở TN&MT đã báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề nghị chấm dứt và thực hiện thu hồi cho thuê đất đối với các DN ở đây. TP Hòa Bình rất mong muốn UBND tỉnh sớm chỉ đạo cơ quan có chức năng, thẩm quyền cho DN thuê đất sớm chấm dứt hiệu lực đối với vấn đề thuê đất. Sau khi không cho các DN thuê đất nữa, theo quy định của Luật Đất đai, quy định về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, việc nhà đầu tư trước đây được thuê đất đã đầu tư vào bến, bãi để hoạt động kinh doanh, thì trên cơ sở các quy định của pháp luật, TP Hòa Bình nếu được UBND tỉnh giao thực hiện các quy trình tính toán để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ phối hợp với nhà đầu tư, DN để thực hiện các bước trình tự, thủ tục bồi thường theo quy định.

P.V


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục