(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, huyện Yên Thủy có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) 49.239 người, chiếm 69,53% dân số toàn huyện. Huyện có 6/13 xã, thị trấn khu vực III, 3 xã khu vực II. Những năm qua, Yên Thủy luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS; huy động nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư ở vùng DTTS. Nhờ vậy, giai đoạn 2014-2019, huyện đạt được những kết quả tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.


Nhờ Chương trình 135, nhiều tuyến đường của xã đặc biệt khó khăn Lạc Hưng (Yên Thủy) được bê tông hóa, tạo điều kiện giúp người dân thoát nghèo. 

Thời gian qua, xã đặc biệt khó khăn Lạc Lương có sự chuyển mình đáng kể nhờ được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước và từ nguồn vốn của tỉnh, huyện, đáng kể là Dự án Giảm nghèo giai đoạn II. Đồng chí Bùi Văn Bày, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã chia sẻ: Các nguồn vốn của Dự án Giảm nghèo đã đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ bà con sản xuất, tập huấn về công tác nuôi trồng, quản lý nhóm, lập kế hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư cho những hộ nghèo, địa bàn khó khăn nhất để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo. Dự án đã giúp 8/8 xóm của xã có các tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, lớp học, giúp người dân giảm thời gian đi lại đến các khu sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa thuận lợi, đảm bảo nước tưới ổn định cho hơn 700 ha gieo trồng và giúp 1.290 hộ có con em đi học được hưởng lợi. Về hoạt động sinh kế, xã thành lập được 104 nhóm đồng sở thích với 1.350 thành viên hưởng lợi, có 549 thành viên là hộ nghèo. Qua thực hiện Dự án Giảm nghèo đã góp phần đáng kể nâng thu nhập bình quân đầu người của xã từ 7,5 triệu đồng (năm 2010) lên 20,5 triệu đồng (năm 2018); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 53,7% còn 29,2%.

Cũng như xã Lạc Lương, những năm qua, các xã, thị trấn của huyện Yên Thủy đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo từ đa dạng hóa các hoạt động phù hợp với thực tế địa phương. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, ưu tiên nguồn lực, huy động đóng góp từ cộng đồng chung tay thực hiện. Hệ thống chính sách về giảm nghèo bền vững ngày càng được tăng cường, nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả như: Chương trình 135, chính sách cho hộ nghèo vay vốn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... 

Giai đoạn 2014-2019, bằng nguồn lực từ ngân sách T.Ư, tỉnh, huyện và vốn WB với tổng mức đầu tư hơn 894,949 tỷ đồng…, hệ thống điện, đường, trường, trạm trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, góp phần thúc đẩy KT-XH vùng đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi. Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện 11 chương trình tín dụng, tổng doanh số cho vay 281,232 tỷ đồng, với 7.637 lượt khách hàng vay vốn, trong đó có 2.524 lượt hộ nghèo, 1.261 lượt hộ cận nghèo, 226 lượt hộ mới thoát nghèo. Đồng thời, huyện hỗ trợ xây nhà ở cho 203 hộ nghèo; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 8.636 lượt HS-SV nghèo; mua, cấp phát BHYT miễn phí cho 100.607 lượt người nghèo, người DTTS ở vùng khó khăn, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và một số đối tượng khác; hỗ trợ tiền điện cho 28.189 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí 4,143 tỷ đồng. Ngoài ra, Yên Thủy luôn quan tâm tới chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm với trên 1.426 người được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó chủ yếu là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS. Có trên 70% số lao động sau học nghề đã có việc làm, tăng thu nhập...

Nhờ đa dạng hoạt động giảm nghèo, nên các tiêu chí giảm nghèo bền vững của Yên Thủy đã có chuyển biến rõ rệt. 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân trên 2%/năm; năm 2018 còn 13,92%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 33,04 triệu đồng, tăng 10,37 triệu đồng so với năm 2014.

Bình Giang

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục