(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 18, ngày 12/2/2015 của BTV Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 04, ngày 20/11/2015 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh, những năm qua, công tác tạo nguồn thu và quản lý thu NSNN đã có bước chuyển biến tích cực. Số thu năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm tăng khoảng 13%.



Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư thuộc phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) được đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 

Năm 2018, thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt 3.810 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa 3.680 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 130 tỷ đồng. 8 tháng năm nay, thu NSNN ước đạt 2.196,7 tỷ đồng, bằng 71% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 58% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu nội địa ước đạt 2.021,8 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu ước đạt 174,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu tiền sử dụng đất (SDĐ) mới thực hiện được 115 tỷ/685 tỷ đồng, chỉ đạt 17% dự toán HĐND giao, bằng 67% so cùng kỳ. Theo đánh giá, hiện, các địa phương còn bỏ sót, bỏ lọt nguồn thu. Các điều kiện để tạo nguồn thu chưa được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, nhất là việc hoàn thiện hồ sơ bán đấu giá quyền SDĐ và tính tiền SDĐ còn chậm…

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Thời gian qua, Cục Thuế thường xuyên phối hợp với Sở TN&MT trong việc quản lý, đôn đốc các khoản thu, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến các khoản thu từ đất, trong đó có thu tiền SDĐ, tiền thuê đất và thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC), xác định nghĩa vụ tài chính trong việc chuyển nhượng quyền SDĐ, thực hiện các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp (DN). Đồng thời, thường xuyên trao đổi, thông tin xác định nghĩa vụ tài chính về đất, ổn định đơn giá thuê đất hàng năm cho các DN theo định kỳ 5 năm. Năm nay, nguồn thu SDĐ giao lớn nhưng tiến độ thu chậm, nếu không đẩy nhanh tiến độ xác định thời gian SDĐ phê duyệt cho các DN thì sẽ khó đạt được kế hoạch. Trên thực tế, nguồn thu thì có nhưng các dự án lại triển khai chậm. Ngoài 115 tỷ đồng đã thu, còn 108 tỷ đồng của một số DN rất khó thu. Riêng đối với tiền thuê đất, Cục Thuế đã thực hiện vượt kế hoạch với số thu 69,6/60 tỷ đồng, đạt 116% do có một vài đơn vị nộp tiền thuê đất 1 lần.

Cũng liên quan đến vấn đề thu NSNN, trong đó có thu tiền SDĐ, đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Năm 2019, theo dự toán HĐND tỉnh giao, tỉnh thu NSNN 3.820 tỷ đồng nhưng chúng ta dự kiến thu 4.000 tỷ đồng để tăng cường đến năm 2020 đạt mục tiêu thu 5.000 tỷ đồng. Sở Tài chính đã làm việc với Cục Thuế tỉnh về vấn đề phí, thuế và hải quan, dự kiến sẽ hoàn thành. Về tiền SDĐ tiến độ thu chậm, Sở đã làm việc với các huyện liên quan đến số thu năm 2020, đặc biệt là đôn đốc thu của năm 2019. Vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB) để đấu giá đất, Sở Tài chính đã cam kết sẽ cho vay quỹ phát triển đất và quỹ đầu tư phát triển, thiếu bao nhiêu sẽ cho tạm ứng nhưng có rất ít huyện vay, bởi liên quan đến đấu giá đất. Hiện nay, quy trình, thủ tục GPMB làm chậm. Nếu không giải phóng được mặt bằng thì việc thu tiền SDĐ theo kế hoạch đề ra là hết sức khó khăn. Theo đoàn khảo sát, dư địa của tỉnh về thu tiền SDĐ và tiền đấu giá đất hiện còn khoảng 3.800 tỷ đồng, nhưng thực chất để đạt kế hoạch thu thì cần phải có lộ trình hết sức sát sao.

Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN 5.000 tỷ đồng vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ thu NSNN nói chung và quản lý, thu tiền SDĐ nói riêng. Theo đó, thực hiện nhiệm vụ khai thác các khoản thu từ đất nhằm hoàn thành và vượt dự toán thu tiền SDĐ hàng năm, BTV Tỉnh ủy yêu cầu: Các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các TTHC đối với những dự án thực hiện bán đấu giá đất, giao đất có thu tiền SDĐ, các dự án thuê đất. Rà soát diện tích đất ở, đất giao cho các DN thực hiện SX-KD trên địa bàn còn dôi dư, không triển khai thực hiện để thu hồi, đưa vào quy hoạch, hoàn thiện các thủ tục để thu tiền SDĐ. Tổ chức bồi thường, GPMB và giao đất cho các nhà đầu tư đúng cam kết, đặc biệt là các dự án trọng điểm, dự án có quy mô lớn. Rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp đất, cho thuê đất ngoài khu, cụm công nghiệp nhưng quá thời hạn không thực hiện được, tiến hành thu hồi giao cho nhà đầu tư khác để thực hiện đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

Rà soát, lập danh mục các khu đất có khả năng thực hiện đấu giá quyền SDĐ, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ có thu tiền SDĐ từ quỹ đất không có nhu cầu sử dụng, đất trả ra của các nông, lâm trường, các dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả và không nộp tiền thuê đất. Xây dựng quy định cụ thể về GPMB và giao đất sạch cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá hoặc cho thuê đất, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư, DN bằng cách ban hành khung giá đất phù hợp với điều kiện của địa phương và tương đương với khung giá đất của các địa phương có điều kiện tương đồng. Chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, chi tiết và cam kết của các đơn vị thực hiện hoàn thành việc thu tiền SDĐ vào NSNN đối với các khu đất thực hiện dự án đầu tư, đấu giá quyền SDĐ, đấu giá quyền SDĐ và tài sản trên đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công có khả năng thực hiện trong năm 2019, 2020…


Bình Giang

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục