(HBĐT) - Cùng với đoàn Hội Nhà báo Hà Nội, chúng tôi có dịp về thăm vùng sản xuất rau an toàn (RAT) xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Hành trang mang theo về Thủ đô là sự háo hức, tò mò qua những bài viết tràn ngập trên các báo điện tử về vùng RAT này. Khen có, chê có, những dấu hỏi về nguồn gốc và chất lượng cũng không ít...


Đô thị hóa "ngược” ở vùng đất ngoại thành

Tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình đưa vào sử dụng đã rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Hòa Bình về Thủ đô chỉ còn 1 tiếng đồng hồ. Thế nên, không còn phải thức dậy từ lúc gà gáy như trước đây, 6 giờ, chúng tôi mới xuất phát về Hà Nội. Sau khi gặp gỡ những đồng nghiệp của Hội Nhà báo Hà Nội, chúng tôi rời nội thành về Đông Anh theo lịch làm việc đã khớp nối từ trước. So với cách đây nửa thập kỷ, ngày nay, vùng đất địa linh nhân kiệt Đông Anh đang khoác lên mình tấm áo mới, với những con đường mới rộng thênh thang. Lãnh đạo huyện Đông Anh đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình phát triển KT-XHở địa phương. Đặc biệt là những chia sẻ về kinh nghiệm trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở xã Tàm Xá, xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Nam Hồng và phát triển vùng trồng RAT ở xã Vân Nội.

Qua thăm quan thực tế, chúng tôi ấn tượng mạnh về những cách làm hay trong xây dựng NTM ở Nam Hồng, đặc biệt là những người nông dân thu bạc tỷ mỗi năm từ trồng đào, quất ở Tàm Xá và trồng RAT ở xã Vân Nội. Theo chia sẻ của lãnh đạo chính quyền địa phương, hơn 2 thập kỷ trước, nơi đây là cánh đồng ngô, lúa với thu nhập bấp bênh. Còn hiện nay, với tốc độ đô thị hóa diễn ra từng ngày, những vùng ngoại thành Hà Nội đều đã san sát nhà cao tầng,khu công nghiệp. Tàm Xá, Vân Nội của huyện Đông Anh không nằm ngoài quá trình đó, nhưng chúng tôi nói vui rằng, vùng đất này đang đô thị hóa "ngược”. Bởi, đồng ruộng vẫn là tư liệu sản xuất chính và nhiều người thành phố lại đang thích làm nông dân hơn.


Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao chất lượng sản phẩm ở vùng trồng rau an toàn xã Vân Nội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Gặp gỡ, trao đổi với bà Nguyễn Thị Huyền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Ba Chữ - xã Vân Nội được biết: Cách đây hơn hai chục năm, người dân Vân Nội đã bắt đầu trồng rau nhưng "mạnh ai nấy làm” nên sản xuất manh mún,đầu ra bấp bênh. Năm 1998, HTX Ba Chữ được thành lập, đến năm 2000, HTX phát triển vùng RAT mới tạo ra bước ngoặt cho sự hình thành và phát triển vùng trồng rau quy mô như hiện nay. Với 150 thành viên, diện tích canh tác hơn 30 ha, mỗi ngày HTX Ba Chữ cung cấp cho thị trường hơn 20 tấn rau. "Trước đây, với 1 sào ruộng trồng lúa thì 1 năm canh tác vất vả chỉ thu được vài tạ thóc. Còn hiện nay, cùng diện tích đó chuyển sang trồng RAT, mỗi năm cho thu nhập gần 50 triệu đồng, tương đương trên 1 tỷ đồng/ha/năm” - bà Huyền cho biết.

Một cây làm chẳng nên non…

Thành công mà bà Huyền và những người nông dân trồng rau ở Vân Nội không phải từ trên trời rơi xuống. "Những ngày đầu thành lập, HTX Ba Chữ gặp vô vàn khó khăn về cơ sở vật chất, vấn đề quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Thế nhưng, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên của các cấp chính quyền trong quảng bá sản phẩm, cũng như tập huấn, nâng cao trình độ canh tác và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đó là yếu tố quan trọng nhất để người trồng rau Vân Nội gặt hái được những thành công” - bà Huyền nhấn mạnh.

Qua trao đổi với đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, chúng tôi cũng thấy rõ vai trò "kiến tạo"của các cấp chính quyền trong thúc đẩy phát triển sản xuất của vùng RAT Vân Nội. Theo đó, hàng năm, Cổng thông tin điện tử của huyện thường xuyên đăng tải các bài viết hướng dẫn về khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc rau. UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm thường xuyên bám sát cơ sở, cũng như mời các kỹ sư, chuyên gia đầu ngành về tập huấn cho bà con. Ngoài ra, UBND huyện tích cực đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các phương tiện đại chúng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Việc tập trung sản xuất ra sản phẩm rau sạch, an toàn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững của vùng trồng RAT Vân Nội. Những người nông dân ở Vân Nội cũng đang cho thấy sự nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu thị trường, cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.Điển hình như xây dựng nhà kính, sử dụng phân bón hữu cơ, có sổ ghi chép nhật ký đồng ruộng hay làm nhãn hiệu, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Từ Vân Nội, chúng tôi nghĩ về thực trạng sản xuất hiện nay ở nhiều vùng quê tiềm năng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.Đặc biệt, việc chú trọng sản xuất nhưng đầu ra lại phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường đang đặt ra câu hỏi lớn về giải quyết đầu ra cho những nông sản này trong tương lai. Để phát triển bền vững, vai trò "kiến tạo" của các cấp chính quyền là một yếu tố then chốt trong sản xuất nông nghiệp.

 

Viết Đào


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục