(HBĐT) - Chiều 14/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương (T.Ư) 5 khóa IX về kinh tế tập thể (KTTT). Cùng dự có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, hợp tác xã (HTX); Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các HTX. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Với mục tiêu "đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả KTTT, mà nòng cốt là tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX). Đặc biệt, Luật HTX năm 2012 đã thể hiện tư duy mới, tạo khung pháp luật cơ bản phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển.

Đến cuối năm 2018, cả nước có 101.405 tổ hợp tác, tăng 587 tổ so cuối năm 2003, thu hút 1.340.619 thành viên tham gia. Lao động thường xuyên trong tổ hợp tác khoảng 1,1 triệu lao động, tăng hơn 11%, thu nhập bình quân 26 triệu đồng/người/năm. Trên 22.800 HTX toàn quốc thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia, thu nhập bình quân của lao động từ 15,7 triệu đồng năm 2003, tăng lên 36,6 triệu đồng năm 2018. Tuy nhiên, khu vực KTTT còn nhiều hạn chế, thu nhập thiếu ổn định; chưa xây dựng được nhiều mô hình HTX kiểu mới quy mô lớn cũng như chưa xây dựng nhiều mô hình sản xuất gắn tiêu thụ theo chuỗi giá trị…

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương KTTT sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 đã có nhiều chuyển biến, nhiều loại hình phát triển đa dạng trên các lĩnh vực, từng bước phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển KT-XH của đất nước. Điều này góp phần khẳng định Nghị quyết T.Ư 5 là một chủ trương đúng đắn nhằm hỗ trợ phát triển KTTT, giúp các HTX thoát khỏi tình trạng yếu kém. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế và đạt được các mục tiêu đặt ra, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, phải tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT trong thời gian tới. Theo đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân và hệ thống chính trị về phát triển KTTT. Đồng thời, kiện toàn, tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước đối với KTTT, HTX, tạo sự thống nhất từ T.Ư đến địa phương nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán trong quản lý Nhà nước… Đối với các địa phương, cần xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển HTX phi nông nghiệp mà địa phương có tiềm năng, lợi thế; ưu tiên thực hiện hiệu quả một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho HTX lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển. Đặc biệt, các sở, ngành phải thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của KTTT trong lĩnh vực phi nông nghiệp để có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các HTX…


                                                                                            Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Đà Bắc hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng núi cao, tổng diện tích tự nhiên trên 77.976 ha, trong đó, diện tích đồi núi chiếm tới 83%. Toàn huyện có 18 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 1 xã, 1 thị trấn khu vực II với 4 xóm thuộc diện khó khăn được đầu tư Chương trình 135. Điều kiện tự nhiên bất lợi cùng với trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao.


Lấy tiêu chí kinh doanh làm thước đo hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước

Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực và tiếp tục là bộ phận quan trọng của hệ thống doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng GDP nhưng quá trình cơ cấu lại DN nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2020 vẫn còn những mục tiêu chưa đạt được.

Đêm hội “Doanh nhân trẻ tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT)-Tối ngày 11/10, Ban Thư ký Ủy ban Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) tỉnh Hòa Bình tổ chức "Đêm hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hòa Bình” năm 2019. Tham dự có đại diện Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Tỉnh đoàn Hoà Bình.

Xã Tân Thành - sức bật vùng đất khó

(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đời sống của nhân dân xã Tân Thành (Lương Sơn) có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để tạo nguồn lực phát triển KT - XH, giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM, việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những việc làm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng.

Hỗ trợ phát triển sản xuất - trọng tâm công tác dân tộc của huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 20 xã và 8 xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135; trên 24.580 hộ dân tộc thiểu số (DTTS); trong 5.485 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 20,14% dân số) thì số hộ nghèo người DTTS chiếm tỷ lệ 98,59%. Nhìn vào những con số trên có thể thấy áp lực dồn lên công tác dân tộc cũng như công tác hỗ trợ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của huyện Kim Bôi rất lớn.

Kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 11/10, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tập đoàn Vingroup tổ chức hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Tập đoàn Vingroup và đại diện các trung tâm thương mại của Tập đoàn; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục